Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

CMCN 4.0 và những vấn đề đặt ra với nền công nghiệp Việt Nam

Bài 2: Những vấn đề đặt ra với công nghiệp hóa theo hướng hiện đại

07:13 | 26/01/2019

1,742 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã có sự phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu to lớn, từ một nước nghèo, kém phát triển đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Nhưng công bằng mà nói, hạ tầng công nghiệp của Việt Nam vẫn đang ở tầm 2.0, đặt ra những vấn đề cấp bách để đất nước đi lên công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.

Trong 30 năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, trung bình 6 - 7%/năm. Quy mô, trình độ công nghệ chung của nền kinh tế, của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, của hệ thống kết cấu hạ tầng đều tăng lên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.

bai 2 nhung van de dat ra voi cong nghiep hoa theo huong hien dai
Nền công nghiệp vẫn còn yếu và thiếu.

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Thạo - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế. Việt Nam đã thu hút được những nguồn vốn lớn từ trong và ngoài nước, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - công nghệ của thế giới.

Các ngành kinh tế của đất nước, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều phát triển cả về quy mô và trình độ khoa học - công nghệ. Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ dân số vàng, có nền giáo dục phát triển từ nhiều năm qua, đã phổ cập trung học cơ sở, đang hướng tới phổ cập trung học phổ thông. Chúng ta đang sở hữu một đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học đông đảo, đào tạo từ nhiều nguồn, trong đó có những nhà khoa học, chuyên gia có trình độ cao ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài.

Tuy nhiên, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam còn chưa hoàn thiện. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu theo chiều rộng, dựa nhiều vào khai thác tự nhiên và người lao động phổ thông giá rẻ, chuyển đổi chậm.

bai 2 nhung van de dat ra voi cong nghiep hoa theo huong hien dai
Công nghiệp ô tô được ưu tiên nhưng vẫn chưa phát triển.

Các nguồn lực vốn, lao động, đất đai, tài nguyên khoa học - công nghệ còn chưa được huy động, phân bổ hợp lý, sử dụng có hiệu quả. Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, của nhiều sản phẩm của Việt Nam còn thấp. Nền công nghiệp có bước phát triển, nhưng quy mô còn nhỏ, trình độ còn thấp. Sản xuất công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp.

PGS-TS Nguyễn Văn Thạo nhấn mạnh, phải nhìn nhận rằng trình độ công nghệ của Việt Nam còn lạc hậu, phần lớn là của thời kỳ cách mạng công nghệ 2.0, chậm được đổi mới. Điều đó thể hiện rõ nét nhất ở năng suất lao động chưa bằng 1/5 của Singapore, 1/3 của Thái Lan, 1/2 của Philippine. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu rất hạn chế.

Nội lực của nền công nghiệp yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sản xuất thấp. Việc cơ cấu lại các ngành sản xuất công nghiệp còn chậm. Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, chưa có những ngành công nghiệp mũi nhọn có vai trò dẫn dắt nền kinh tế. Đặc biệt, nhiều ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, công nghiệp phụ trợ… được ưu tiên phát triển nhưng không đạt được mục tiêu đề ra.

Trước thực trạng của nền công nghiệp Việt Nam nêu trên, đặt ra những vấn đề về nhận thức, đổi mới mục tiêu công nghiệp, giáo dục đối với tiến trình công nghiệp hóa theo hướng hiện đại ở nước ta.

Trước tiên, về vấn đề nhận thức, quan điểm, CMCN 4.0 sẽ diễn ra với tốc độ rất nhanh, quy mô rất lớn, tạo ra những thay đổi sâu rộng trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, nếu bỏ lỡ, không tận dụng được thời cơ này thì đất nước sẽ tụt hậu xa hơn so với các nước, những hậu quả do nó gây ra sẽ rất to lớn. Đây là vấn đề mà toàn Đảng, toàn dân cần phải nhận thức sâu sắc, quyết tâm thực hiện cho bằng được việc nắm bắt thời cơ, phải xem đây là vấn đề hàng đầu, sống còn đối với đất nước hiện nay.

bai 2 nhung van de dat ra voi cong nghiep hoa theo huong hien dai
Phát triển công nghiệp năng lượng cần đặt lên hàng đầu.

Phát biểu tại Hội thảo Hoàn thiện Thể chế Phát triển Tập đoàn Kinh tế Nhà nước, PGS-TS Nguyễn Văn Thạo phân tích: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động tới tất cả các đối tượng, các lĩnh vực của xã hội, đồng thời có sự tham gia của tất cả các đối tượng, các lĩnh vực xã hội. Trong đó, có thể tổng hợp lại, khái quát thành 3 lĩnh vực (3 khối) lớn (hay lĩnh vực kinh tế) là lĩnh vực sản xuất, có quan hệ trực tiếp đến lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và lĩnh vực quản lý nhà nước.

Ba lĩnh vực này có quan hệ gắn bó, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Sản xuất là lĩnh vực trung tâm, là nơi trực tiếp diễn ra, thể hiện những diễn biến, quá trình vận động, phát triển, những kết quả, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo giữ vị trí then chốt, là khâu đột phá để sản xuất phát triển. Quản lý nhà nước có vai trò quyết định, tạo ra môi trường, động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo.

Cả lĩnh vực quản lý nhà nước và khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo đều phải hướng vào yêu cầu đáp ứng phục vụ tốt nhất mục tiêu phát triển sản xuất. Sản xuất trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chỉ phát triển được trên cơ sở các thành tựu khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và quản lý nhà nước phù hợp.

Về vấn đề đổi mới mục tiêu, nội dung công nghiệp hóa, theo PGS-TS Nguyễn Văn Thạo, thực hiện công nghiệp hóa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trước hết, phải định hướng lại chính sách (hay chiến lược) công nghiệp hóa, vừa phát triển theo chiều rộng để tận dụng, phát huy tiềm năng, lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới và của lực lượng lao động đông đảo, giá rẻ của thời kỳ dân số vàng, vừa tập trung phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, như dệt may, giầy da.

bai 2 nhung van de dat ra voi cong nghiep hoa theo huong hien dai
Phát huy thế mạnh của công nghiệp dệt may theo hướng hiện đại.

Nhưng, đặc biệt là phải chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu dựa trên khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Cần phải định hướng tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế đều phải đổi mới công nghệ, phải chuyển mạnh sang sử dụng những công nghệ ở trình độ cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phải ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ in 3D, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật, robot, các máy móc, thiết bị thông minh… vào sản xuất, kinh doanh và quản lý sản xuất, kinh doanh.

Tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế phải từng bước chuyển sang tự động hóa, tiến tới thông minh hóa, nông nghiệp thông minh, công nghiệp thông minh, dịch vụ vận tải thông minh, ngân hàng thông minh…

Đổi mới cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu công nghiệp sao cho phù hợp với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Theo yêu cầu đó, những ngành, lĩnh vực kinh tế cần tập trung phát triển, sẽ bao gồm: các ngành nông, lâm, ngư nghiệp gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, ngư nghiệp; công nghệ thông tin, viễn thông; công nghiệp chế tạo sản xuất ra các thiết bị điện tử, tin học, các loại máy móc, thiết bị, các robot, dây chuyền sản xuất tự động cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy, đường không, các thiết bị y tế; các thiết bị, dụng cụ cho gia đình…

Tập trung phát triển công nghiệp năng lượng, nhất là các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, công nghiệp luyện kim, công nghiệp vật liệu sản xuất các loại vật liệu mới, công nghiệp môi trường. Mặt khác cần phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy phân công, chuyên môn hóa sản xuất, đồng thời tăng cường liên kết, hợp tác giữa các ngành, lĩnh vực; mở rộng khả năng, cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu, có giá trị lớn, có vị trí vững chắc trong chuỗi giá trị toàn cầu.

bai 2 nhung van de dat ra voi cong nghiep hoa theo huong hien dai
Công nghiệp điện tập trung hướng tới năng lượng sạch.

Phát triển các cụm, ngành công nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhau về công nghệ, về sản phẩm chế tạo, trong đó có doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng giữ vai trò trọng tâm, các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trước và sau cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng. Tập trung xây dựng, phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng. Cần đặc biệt phát triển kết cấu hạ tầng thông tin, thương mại điện tử, viễn thông, Internet, cơ sở dữ liệu lớn… đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Công nghiệp hóa luôn gắn với đô thị hóa, trong bối cảnh mới, cùng với yêu cầu về nâng cao chất lượng quy hoạch, xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp, văn minh thì cần định hướng xây dựng đô thị thông minh, vận hành và quản lý thông minh.

Về vấn đề phát triển khoa học - công nghê, giáo dục - đào tạo, nâng cao năng lực sáng tạo, chất lượng nguồn nhân lực, PGS-TS Nguyễn Văn Thạo cho rằng đây là những yếu tố then chốt, tạo ra sự phát triển đột phá, là đặc trưng của phương thức phát triển mới trong nền kinh tế tri thức - thông minh.

PGS-TS Nguyễn Văn Thạo nhấn mạnh cần tăng cường đầu tư của toàn xã hội, của nhà nước, của các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước cho phát triển khoa học - công nghệ; đổi mới phương thức quản lý hoạt động khoa học - công nghệ. Trong đó, cần thực hiện quyền tự chủ đầy đủ cho các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ. Gắn kết chặt chẽ hoạt động khoa học - công nghệ với thực tiễn cuộc sống, với nhu cầu phát triển, đổi mới của các ngành, lĩnh vực.

Việt Nam cần phát triển “thị trường khoa học - công nghệ” để trao đổi, mua bán, đưa các thành tựu nghiên cứu khoa học - công nghệ vào sản xuất. Định hướng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào những lĩnh vực trung tâm, mũi nhọn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như trí tuệ nhân tạo, điện tử, tin học, công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng tái tạo…

bai 2 nhung van de dat ra voi cong nghiep hoa theo huong hien dai
Phát triển thị trường khoa học công nghệ tại Việt Nam là thay đổi bản chất giáo dục quốc gia.

Mặt khác, xây dựng những viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm hiện đại cho các lĩnh vực quan trọng này. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đề cao mọi ý tưởng đổi mới, sáng tạo trong doanh nghiệp, trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, kinh tế, xã hội…

Đổi mới mô hình tổ chức, quản lý, chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo, ở tất cả các cấp học, ngành học theo chuẩn mực quốc tế, cung cấp nguồn lao động chất lượng cao, có kỹ năng và năng lực sáng tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa đất nước trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Định hướng phát triển giáo dục - đào tạo gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất thông minh của nền kinh tế tri thức.

PGS-TS Nguyễn Văn Thạo cho rằng cần quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học, đào tạo nghề ở các ngành, lĩnh vực công nghệ, xây dựng một số cơ sở đạt trình độ quốc tế. Khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo lực lượng, lao động có tay nghề cao. Chú trọng đào tạo đội ngũ doanh nhân có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại, ngang tầm với doanh nhân ở các nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay.

Thành Công