Ba Lan không muốn phụ thuộc vào khí đốt Nga sau năm 2022
Trong nhiều năm, Ba Lan đã cố gắng loại bỏ sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga vì họ coi chính sách năng lượng của Nga là mối đe dọa đối với an ninh năng lượng.
"Chúng tôi giả định rằng sau năm 2022, chúng tôi sẽ không bị buộc phải mua khí đốt từ Gazprom. Đây là chiến lược của chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan - để đảm bảo an ninh năng lượng" CEO Majewski nói.
Với mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào Nga, PGNiG trong những năm gần đây đã ký một số hợp đồng dài hạn về cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng với các nhà xuất khẩu LNG lớn như Qatar và Mỹ.
Được biết, PGNiG có hợp đồng 24 năm với công ty Cheniere của Mỹ về việc cung cấp LNG bắt đầu từ năm 2019 và một thỏa thuận LNG chiến lược với Qatar cho đến năm 2034.
Ba Lan, cũng như PGNiG, đã kịch liệt phản đối Dự án Nord Stream-2 gây tranh cãi do Gazprom đứng đầu. Dự án đang chờ được cấp phép hoạt động từ chính quyền Đức để có thể bắt đầu vận chuyển khí đốt sang châu Âu.
PGNiG và PGNiG Supply & Trading (PST) hồi cuối tuần trước đã trình bày quan điểm của họ với Bộ năng lượng Đức về thủ tục chứng nhận Nord Stream-2.
PGNiG cho hay: "Cả hai công ty đều nhấn mạnh những rủi ro an ninh nguồn cung khí đốt đối với Liên minh Châu Âu (EU) do việc khởi động đường ống này".
"Tình hình hiện tại trên thị trường khí đốt của EU đã chứng minh mức độ rủi ro đối với an ninh nguồn cung do Dự án Nord Stream-2 tạo ra,” Majewski nhấn mạnh.
Bình An
-
Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Kỳ cuối: Ứng dụng thực tiễn của động cơ lượng tử
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga