Ba kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế TP HCM
Một góc TP HCM |
Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM (HIDS) vừa đưa ra 3 kịch bản dự báo về tăng trưởng kinh tế TP HCM.
Theo đó, kịch bản cơ sở: TP HCM tăng trưởng đạt ở mức 7,5%, dự báo khoảng 6,94-8,1%. Kịch bản bất lợi: TP HCM tăng trưởng đạt 7,03%, dự báo khoảng 6,47-7,59%. Kịch bản thuận lợi: TP HCM tăng trưởng đạt 8,08%, dự báo khoảng 7,52-8,64%.
Cụ thể, đối với kịch bản cơ sở, HIDS dự báo năm 2023, chính sách Zero COVID của Trung Quốc dần nới lỏng, du khách quốc tế dần quay trở lại TP HCM, kéo theo khu vực dịch vụ phục hồi mạnh. Chiến sự Nga - Ukraine giảm dần căng thẳng, tạo điều kiện dần ổn định nguồn cung xăng dầu và nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho ngành điện điện tử.
Các gói hỗ trợ kinh tế cũng như các dự án đầu tư công dần phát huy hiệu quả. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phục hồi, tiêu dùng nội địa tăng. Tăng trưởng xuất khẩu dự báo sẽ chậm lại trong ngắn hạn, tuy nhiên, tiêu dùng trong nước mạnh hơn sẽ bù đắp cho nhu cầu bên ngoài chững lại.
Thu ngân sách từ các hoạt động kinh tế tăng trưởng khá sẽ tạo điều kiện cho chi đầu tư phát triển gia tăng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Vì vậy, năm 2023, kinh tế TP HCM tiếp tục đà tăng và ở mức tương đương giai đoạn trước dịch. Với giả định này, tăng trưởng kinh tế năm 2023 của TP HCM sẽ đạt ở mức 7,5%, dự báo khoảng là 6,94-8,1%.
Đối với kịch bản bất lợi, HIDS giả định, trong năm 2023, chính sách Zero COVID, khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc có thể ảnh hưởng chuỗi cung cầu, gia tăng lạm phát; tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy thoái, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ tại một số nền kinh tế lớn kéo theo sức tiêu thụ sụt giảm. Cùng với đó, xung đột Nga - Ukraine theo chiều hướng xấu, khan hiếm nguồn cung xăng dầu, lạm phát toàn cầu gia tăng dẫn đến giá cả hàng hóa trong nước có chiều hướng tăng.
Diễn biến bất lợi trên thị trường bất động sản khiến doanh nghiệp e ngại đầu tư. Ngoài ra, giá cả sinh hoạt tăng, thu nhập người lao động bị ảnh hưởng do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động dẫn đến sức mua hàng hóa tiêu dùng trong nước giảm mạnh.
Thị trường chứng khoán và tiền tệ với những diễn biến theo chiều hướng tiêu cực ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp... Thu ngân sách không như kỳ vọng; tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công bị ảnh hưởng.
Đối với kịch bản thuận lợi, giả định được HIDS đưa ra là lạm phát tại một số quốc gia lớn là đối tác thương mại của TP HCM được kiểm soát tốt; xung đột Nga - Ukraine bớt căng thẳng và Trung Quốc thay đổi chính sách Zero COVID, dẫn đến doanh nghiệp có cơ hội tăng đơn hàng xuất khẩu, mở rộng sản xuất; nhu cầu lao động tăng; nguồn cung xăng dầu ổn định, giá cả được kiểm soát tốt thúc đẩy sức mua nội địa.
Theo HIDS, cả 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của TP HCM trong năm 2023 được xây dựng với giả định các yếu tố tác động tăng trưởng ở góc độ tổng cung, tổng cầu và phân tích năng lực nội tại của địa phương, trong đó, kịch bản cơ sở là kịch bản nhiều khả năng thành phố sẽ đạt được.
Dự kiến GDP cả năm tăng trưởng 8%, vượt mục tiêu trong bối cảnh khó khăn Theo Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XVI, dự kiến cả năm 2022 sẽ đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó, tăng trưởng GDP đạt khoảng 8% so với mục tiêu 6-6,5%, trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, thách thức hơn so với khi xây dựng kế hoạch. |
P.V
-
[Chùm ảnh] Tiến độ các dự án trên đường Tân Kỳ Tân Quý
-
TP HCM thu hồi đất của 88 hộ dân để làm đường 657 tỷ đồng
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Kiều hối chảy về TP HCM đạt kỷ lục
-
[Chùm ảnh] Toàn cảnh tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/10: Giá dầu thế giới diễn biến trái chiều
-
Các chuyên gia nói gì về nhu cầu dầu từ nay đến năm 2035?
-
Yếu tố nào đang đè nặng lên thị trường dầu mỏ?
-
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 1,2 - 3,1% trong kỳ điều hành ngày 24/10
-
Tin tức kinh tế ngày 22/10: Nhập khẩu sắt thép của Việt Nam tăng mạnh