Ấn Độ: Giao thông hỗn loạn vì mất điện trên diện rộng
Các hãng truyền thông dẫn lời ông Sushilkumar Shinde, Bộ trưởng Năng lượng Liên bang Ấn Độ, cho hay: Hiện tượng mất điện bắt đầu xuất hiện từ lúc 1h chiều giờ Ấn Độ, giữa giờ hành chính. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do lượng điện tiêu thụ bị quá tải và ngưng hoạt động theo hiệu ứng domino.
Lịch sử thế giới ghi nhận đây cũng là trường hợp mất điện trên diện rộng và lớn nhất từ trước tới nay. Mặc dù trước đó, các vụ mất điện đáng kể như ở Canada và Bắc Mỹ năm 1965, New York năm 1977, Indonesia năm 2005 đã gây ra những thiệt hại không nhỏ.
Kẹt xe ở New Delhi do mất điện
Toàn bộ hệ thống giao thông ở Thủ đô New Delhi hôm 31/7 bị tắc nghẽn. Tàu điện ngầm, đèn giao thông “chết” ở mọi nơi gây ra tình trạng hỗn loạn chưa từng thấy. Các công nhân trong hầm mỏ hoặc người trong thang máy bị mắc kẹt bởi điện lưới đã bị sập hoàn toàn. Nhân viên cứu hộ đã phải huy động toàn bộ lực lượng khẩn cấp trong tình trạng “mò mẫm” vì mất điện. Thật không tưởng tượng nổi khi hơn một nửa đất nước chìm trong bóng tối và toàn bộ hoạt động sản xuất, sinh hoạt bị đình trệ mà theo đánh giá là “chưa từng có tiền lệ từ trước đến nay”.
Hành khách "chôn chân" trên tàu đợi điện...
Học bài trong ánh nến
Tình trạng thiếu năng lượng nói chung và điện nói riêng không phải bây giờ mới là “bài toán khó” của Chính phủ Ấn Độ. Nhất là vào mùa hè, tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn. Nhiều người dân thiếu ý thức còn ăn cắp điện của nhà nước, cũng không là điều khó hiểu khi mà ở quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này, một bóng đèn thắp sáng vẫn còn là điều xa xỉ với không ít người dân. Tuy lượng người bị ảnh hưởng bởi đợt mất điện này lên tới 600 triệu người, song theo các phân tích đánh giá, do người Ấn đã quá quen với việc mất điện, nên sự chuẩn bị kỹ càng của họ phần nào làm giảm đi những khó khăn do mất điện trên diện rộng gây ra.
Hiện tại, tuy một số lưới điện ở địa phương đã được phục hồi, song vẫn còn “phập phù” và giới chức Ấn vẫn đang tìm mọi cách để khiến tình hình khá hơn. Sự việc trên làm gia tăng quan ngại về vấn đề năng lượng cũng như cơ sở hạ tầng đã quá lạc hậu ở một cường quốc dân số như Ấn Độ.
Vi Lâm (Tổng hợp)
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga
-
Olympic Paris 2024: Chiến dịch marketing đột phá cho kỷ nguyên mới
-
Tập đoàn RAND: “Cỗ máy tư duy” hàng đầu của giới cầm quyền Mỹ