Ai đứng sau và hưởng lợi từ các cuộc biểu tình ở Hongkong? (Kỳ 1)
Mặc dù mới diễn ra từ sáng 28/9, nhưng các cuộc biểu tình ở Hongkong đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong và ngoài khu vực. Bởi không những giới truyền thông Trung Quốc tập trung lên án các cuộc biểu tình tại Hongkong và đổ lỗi cho lực lượng đối lập cấp tiến đứng sau hoạt động này, Trưởng đặc khu hành chính Hongkong Lương Chấn Anh kêu gọi người dân bình tĩnh, mà Anh - Mỹ cũng đều bày tỏ mối quan ngại về tình hình đang diễn ra tại Hongkong.
Hơn nữa, các cuộc biểu tình ở Hongkong đã diễn ra sớm hơn kế hoạch 2 ngày và người ta đang lo ngại về thảm kịch “Thiên An Môn” thứ hai tại đặc khu này. Điều đáng quan tâm là thủ lĩnh của các cuộc biểu tình mới 17 tuổi và hàng ngàn người biểu tình ở Hongkong vẫn xuất hiện trên các đường phố trong ngày 30/9 nhằm gây áp lực đối với Bắc Kinh.
Kỳ I: Anh - Mỹ là tác giả phong trào "Chiếm khu Trung tâm"?
Theo giới truyền thông Trung Quốc, những người tài trợ cho phong trào biểu tình "Chiếm khu Trung tâm" ở Hongkong có quan hệ gần gũi với ông Paul Wolfowitz, nguyên Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB), cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ và là một trong những tác giả của bản báo cáo về mối đe dọa của Liên Xô trước đây. Và tình báo Mỹ đã huấn luyện cho những nhà lãnh đạo trẻ ở Hongkong về các chiến thuật biểu tình, phản đối, cũng như chiến lược đàm phán với giới chức cầm quyền trên các mạng xã hội. Những hoạt động này nhằm gây ảnh hưởng đến tình hình nội bộ của quốc gia và thành lập một trật tự thế giới mới, nhưng được che đậy dưới chiêu bài thúc đẩy giá trị dân chủ.
Cảnh sát đã dùng hơi cay và dùi cui điện để giải tán đám đông
Được biết, phong trào biểu tình "Chiếm khu Trung tâm" bắt nguồn từ "Trung tâm Mỹ - Hongkong", nơi từng tổ chức các cuộc hội thảo đặc biệt nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ cho sinh viên Hongkong. Những sinh viên tham gia hoạt động này sau đó được yêu cầu "thúc đẩy thay đổi dân chủ" và họ được hứa hẹn cung cấp hỗ trợ từ Washington như các cơ hội học tập và sinh sống tại Mỹ. Những sự kiện này thường có sự tham dự của các nhân viên Tổng lãnh sự quán Mỹ. Ngoài ra, Giám đốc Trung tâm Mỹ - Hongkong Morton Holbrook (vừa nghỉ hưu năm ngoái) là người có 30 năm kinh nghiệm hoạt động tình báo.
Giới truyền thông Trung Quốc cũng chỉ ra sự gần gũi giữa Giám đốc Trung tâm Mỹ - Hongkong Morton Holbrook với các ông trùm truyền thông Hongkong như Jimmy Lai, nhà tài trợ của ông Paul Wolfowitz, một trong những chuyên gia lật đổ từng làm việc tại CIA.
Theo RIA Novosti, Mỹ từng đứng sau các cuộc cách mạng màu trên thế giới như "Cách mạng Hoa hồng" tại Gruzia, "Cách mạng Cam" ở Ukraine, "Cách mạng Tulip" tại Kyrgyzstan, "Mùa xuân Arab" ở Trung Đông, nên chẳng có gì ngạc nhiên nếu Washington được cho là đứng sau phong trào "Chiếm khu Trung tâm" ở Hongkong.
Chân dung thủ lĩnh biểu tình 17 tuổi ở Hongkong
Cũng trong ngày 29/9, người phát ngôn Nhà Trắng John Ernest cho biết, Washington đang theo dõi chặt chẽ cuộc biểu tình ở Hongkong và kêu gọi Bắc Kinh cùng những người biểu tình kiềm chế - Mỹ ủng hộ quyền phổ thông đầu phiếu tại Hongkong phù hợp với luật pháp và nguyện vọng của người dân Hongkong.
Cùng ngày 29/9, Chính phủ Anh đã bày tỏ lo ngại về tình hình bất ổn tại Hongkong, thuộc địa một thời của London. Hãng Reuters dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Anh - theo Tuyên bố chung Trung - Anh, người dân Hongkong được hưởng các quyền và tự do cơ bản, bao gồm quyền biểu tình. Chính phủ Anh cũng khẳng định, bầu cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu là cách tốt nhất để đảm bảo quyền lợi của người dân Hongkong, đồng thời kêu gọi tất cả các bên ở Hongkong và Trung Quốc đối thoại một cách xây dựng để đảm bảo sự ổn định của Hongkong.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản đối các thế lực bên ngoài can thiệp vào tình hình Hongkong. Trong khi đó, giới truyền thông Trung Quốc cáo buộc Anh - Mỹ đứng sau giật dây phong trào biểu tình “Chiếm khu Trung tâm” ở Hongkong. Cảnh sát Hongkong thông báo, đã sử dụng hơi cay 87 lần để trấn áp người biểu tình đòi bầu cử tự do. Theo ông Cheung Tak-Keung, đại diện cảnh sát Hongkong, lực lượng an ninh đã “sử dụng vũ lực ở mức tối thiểu vì bắt buộc”. Nhưng người biểu tình cho rằng, lẽ ra cảnh sát không nên dùng hơi cay đối với họ. Giới truyền thông Hongkong mô tả phong trào biểu tình “Chiếm khu Trung tâm” là “cuộc cách mạng dù” bởi người biểu tình đã dùng dù để che chắn bản thân mình và những người khác trước khói hơi cay của cảnh sát |
(Còn tiếp)
Đông Ngàn - Bắc Ninh
-
Tin tức thế giới 1/12: Thổ Nhĩ Kỳ đổi hướng, sẵn sàng cùng NATO chống lại Nga
-
Hồng Kông chính thức suy thoái kinh tế vì biểu tình
-
Tin tức thế giới 13/8: Phó tổng thống Philippines hối thúc tổng thống phải cứng rắn hơn với Trung Quốc
-
Tin tức thế giới 5/8: Bệnh nhân Australia đầu tiên sử dụng quyền trợ tử
-
Kỳ I: A. Yakovlev - “Kiến trúc sư trưởng” công cuộc cải tổ nhằm xóa sổ Liên Xô khỏi bản đồ thế giới
-
Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Kỳ cuối: Ứng dụng thực tiễn của động cơ lượng tử
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines