Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

ADB: Đầu tư sẽ trở lại châu Á

08:57 | 11/08/2011

1,513 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong báo cáo theo dõi các thị trường vốn châu Á được công bố ngày 9/8, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã dự báo cuộc khủng hoảng hiện tại trên thị trường tài chính toàn cầu sẽ không ngăn cản những dòng vốn đầu tư trong trung hạn đổ vào 11 nền kinh tế mới trỗi dậy ở châu Á là Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.

Trụ sở Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Manila (Philippines)

Theo ông Iwan Azis, người đặc trách hội nhập kinh tế khu vực của Ngân hàng ADB, tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế mới nổi của châu Á khó có thể bị ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường tài chính thế giới sau khi nền kinh tế đầu tàu Hoa Kỳ để mất mức tín nhiệm tín dụng cao nhất. Bởi khác với nhiều nền kinh tế của châu Âu và Mỹ, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á có mức nợ công có thể chấp nhận được. Ngoài ra, việc kiểm soát chặt chẽ thị trường tài chính và tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á hồi năm 1997, đã giúp khu vực này có nguồn dự trữ và khả năng thanh khoản thặng dư và do đó có nhiều công cụ tài chính hơn để thu hút các nhà đầu tư.

Trong bản báo cáo được công bố ngày 9/8 nhưng được lập trước khi có thông tin Hoa Kỳ bị hạ cấp tín dụng, ADB đã dự báo tăng trưởng kinh tế ở châu Á, không bao gồm Nhật Bản, có thể trượt giảm từ 9,2% năm 2010 xuống 7,9% trong năm nay và tiếp tục giảm xuống còn 7,8% trong năm 2012.

Giải thích về nguyên nhân tăng trưởng kinh tế bị chậm lại, Ngân hàng có trụ sở tại Manila (Philippines) cho rằng là do bị hạn chế bởi các hoạt động kinh tế “thiếu máu” ở các nền kinh tế phát triển và ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ mà các quốc gia châu Á đang thực thi để kiểm soát lạm phát. Một tác động tiêu cực được dự báo nữa là hoạt động xuất khẩu của châu Á sang các thị trường truyền thống ở Hoa Kỳ và châu Âu sẽ bị giảm sút.

Bên cạnh đó, ADB cũng kêu gọi các lãnh đạo ở châu lục này có biện pháp đối phó với tính chất không ổn định của các luồng vốn, có thể dẫn đến những chu kỳ tăng trưởng và suy thoái xen kẽ nhau. Đồng thời Ngân hàng cũng đưa ra các khuyến cáo rằng cải thiện tính minh bạch, hội nhập khu vực và mở rộng quy mô thị trường vốn là các yêu cầu bắt buộc nếu châu Á là để giảm bớt tác động của biến động thị trường thế giới.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý là báo cáo nói trên của Ngân hàng Phát triển châu Á được lập trước khi thị trường tài chính toàn cầu bị chao đảo bởi sự kiện Hoa Kỳ bị hạ cấp tín dụng. Còn trước mắt, theo dự báo của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard& Poor’s thì châu Á sẽ phải chịu tác động của một cuộc khủng hoảng tài chính mới nặng nề hơn cuộc khủng hoảng lần trước.

Bị nặng nhất sẽ là những nước chưa cân bằng được ngân sách kể từ sau khủng hoảng hồi năm 2008 – 2009. Trong trường hợp đó, một số nước sẽ bị hạ điểm về nợ công. Ngoài ra, không loại trừ một số nước còn phải hứng chịu thêm những tác động của khủng hoảng gần đây và lưu ý rằng năng lực tài chính của Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan và New Zealand hiện tại đã giảm xuống mức trước năm 2008.

Tuy nhiên, theo S& P’s, việc Hoa Kỳ bị hạ điểm chưa tác động đến những nước chủ nợ ở châu Á.

Phương Anh

Theo FT/Reuters