6 tháng đầu năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,48%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021. Tính chung 6 tháng, GDP tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động dịch vụ khai thác dầu thô và khí tự nhiên tăng 55%. |
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,70% (đóng góp 48,33%), trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với mức tăng 9,66%.
Sản xuất công nghiệp trong quý II/2022 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 9,87% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,66%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,1%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,51%; ngành khai khoáng tăng 2,28%.
Tháng 6/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính chỉ tăng 1,1% so với tháng trước (tháng trước tăng 4%) nhưng tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 6,8%). Trong đó, ngành khai khoáng giảm 2,2% so với tháng trước và tăng 3,3% so với cùng kỳ; ngành chế biến, chế tạo tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 13,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,1%); sản xuất và phân phối điện, khí đốt lần lượt tăng 6,9% và 6,3%; cung cấp nước; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,5% so với tháng trước nhưng tăng 8,5% so với cùng kỳ.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, IIP toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 9,3%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7% (cùng kỳ tăng 11,6%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6% (cùng kỳ tăng 8,6%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,1% (cùng kỳ tăng 6,8%); ngành khai khoáng tăng 3,9% (cùng kỳ giảm 6%).
Sản xuất trang phục tăng trưởng mạnh với 23,3% qua 6 tháng đầu năm 2022. |
Đáng chú ý, chỉ số sản xuất một số ngành trọng điểm thuộc các ngành công nghiệp cấp II trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ, quặng và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên cùng tăng 55%; sản xuất trang phục tăng 23,3%; sản xuất máy chuyên dụng khác tăng 25%; sản xuất đồ chơi, trò chơi tăng 23,6%; sản xuất thiết bị điện tăng 22,2%; sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện tăng 24,2%.
Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số giảm: sản xuất vải dệt thoi (giảm 7,4%); sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, giảm 9,5%; sản xuất than cốc giảm 3,2%; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao giảm 7,9%; sản xuất pin và ắc quy giảm 5,15%...
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 6 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Alumin tăng 9,8%; ô tô tăng 11,9%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 11,4%; quần áo mặc thường tăng 12%; bia các loại tăng 14%...
Ngược lại, một số sản phẩm giảm nhanh so với cùng kỳ năm trước như: Phân DAP giảm 31,4%; quặng Apatit giảm 17,6%; rhép các loại giảm 14,7%; máy công cụ giảm 21,9%; ti vi giảm 18,3%; Vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo giảm 9,7%...
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến tăng 9,4%. |
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2022 tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 9,2%). Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2022 tăng 6,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 14,1% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 29,5%).
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2022 tăng 14% so với cùng thời điểm năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 24%). Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, như: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, giảm 28%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 58,8%; sản xuất xe có động cơ giảm 29,9%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 27,8; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện giảm 27,7%...
Ngược lại, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng thời điểm năm trước: Sản xuất thiết bị điện tăng 90,9%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 73,8%; sản xuất kim loại tăng 74%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 38%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 29%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 26%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 38%...
Có thể thấy rằng, với hàng loạt chỉ số từ năng lực sản xuất công nghiệp, sự tăng trưởng trở lại của các ngành công nghiệp trọng điểm đến chỉ số tiêu thụ và tồn kho của ngành chế biến chế tạo, bức tranh toàn cảnh của công nghiệp Việt Nam đang có sự khởi sắc đang chú ý. Đây là những minh chứng cho thấy tốc độ phục hồi cũng như tăng trưởng của kinh tế đất nước đang tăng cao, hứa hẹn một năm thành công của kinh tế Việt Nam.
Thành Công
-
Thúc đẩy chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm sang EU
-
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng trên diện rộng
-
Phát động giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp năm 2024
-
Chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí (Kỳ cuối)
-
Chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí (Kỳ II)
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?