56% người lao động được tăng lương trong năm 2022
Thị trường lao động năm 2022 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực |
Gần 58.000 người đi làm tại 515 công ty đã tham gia khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu 150 lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp thuộc 20 ngành nghề.
Theo đó, so với năm 2021, dù tình hình kinh doanh năm 2022 còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp đã cải thiện thu nhập của nhân viên tốt hơn. Cụ thể, tính tới tháng 9/2022, có 56% người lao động được tăng lương; 38% giữ nguyên; chỉ có 6% bị giảm lương hoặc thu nhập không ổn định.
Còn trong năm 2021, chỉ có 35% người lao động được tăng lương; số bị giảm lương/lương không ổn định lên tới 15%.
Bên cạnh thu nhập từ lương, năm 2022 các doanh nghiệp đã cố gắng để người lao động được nhận khoản thưởng cho thành tích của 2021, trong đó gần 70% được nhận mức thưởng như dự kiến hoặc cao hơn, trung bình là 1,4 tháng lương.
Khảo sát của Anphabe với các Giám đốc Nhân sự cũng dự báo mức tăng lương trung bình cho năm 2023 là 12%, tiếp tục tốt hơn năm nay. Thêm nữa, dù tình hình kinh tế có những khó khăn mới, nhưng nhiều doanh nghiệp đã làm tốt hơn vai trò xây dựng chiến lược và định hướng tương lai.
Bằng chứng là Chỉ số niềm tin của nhân viên vào tầm nhìn, chiến lược của công ty đã tăng lên ngưỡng 75% vào thời điểm tháng 9/2022 so với mức thấp kỷ lục 44% của quý III/2021, khi tình hình dịch bệnh và kinh doanh rất căng thẳng.
Đáng chú ý, trào lưu nghỉ việc ồ ạt hậu COVID-19 đã có dấu hiệu chững lại. Dự đoán 6 tháng đến 1 năm tới, tỷ lệ nghỉ việc sẽ còn khoảng 17%.
Anphabe đánh giá đây chưa phải là con số lý tưởng, nhưng đã giảm khá nhiều so với tỷ lệ 23% của giai đoạn ngay sau đại dịch. Bên cạnh đó, sau đà giảm trong 2 năm đại dịch, tỷ lệ nhân viên nhóm nòng cốt (những người nỗ lực cao vừa trung thành) đang có sự phục hồi trở lại, tăng ngược từ mức 50% năm ngoái lên 61% nguồn nhân lực năm nay.
Tỷ lệ nhóm từ bỏ (những người nỗ lực thấp và muốn nghỉ việc) và nhóm thất thoát đáng tiếc (những người dù nỗ lực cao nhưng vẫn nghỉ việc, khiến công ty tiếc nuối) đã có xu hướng giảm nhiều.
Ngoài ra, nhờ những nỗ lực thay đổi và gia tăng gắn kết nội bộ của các doanh nghiệp, tỷ lệ nhóm nhân viên nỗ lực thấp mà vẫn không rời đi cũng đang giảm đáng kể.
Theo Anphabe, dù tình hình kinh tế tiếp tục có những khó khăn mới, nhưng nhiều doanh nghiệp đã làm tốt hơn vai trò xây dựng chiến lược và định hướng tương lai.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát lại ghi nhận hiện tượng người đi làm đang ngày càng stress hậu giai đoạn COVID-19, đặc biệt trong nhóm ngành sản xuất - vật liệu xây dựng, ngân hàng. Trong đó có áp lực về tài chính và gia đình, thiếu định hướng nghề nghiệp. Stress là sát thủ vô hình giết chết động lực làm việc, cống hiến và mức độ gắn kết với công ty.
Cải cách tiền lương: Cần thiết lắm rồi, người lao động đã mong chờ từ lâu! Mức lương của công chức hiện nay thấp hơn mức lương tối thiểu, thì rõ ràng phải cải cách, phải điều chỉnh, do đó việc điều chỉnh tiền lương là thật sự cần thiết. |
P.V (t/h)
-
[PetroTimesTV] Lớp cán bộ chủ chốt công đoàn cấp tỉnh, thành phố, ngành Trung ương khảo sát, học tập mô hình quản trị tại Petrovietnam
-
TP HCM: Khai mạc Hội thi tay nghề thanh niên năm 2024
-
9 tháng đầu năm, thu nhập bình quân của người lao động tăng 519 nghìn đồng
-
Người lao động "thắt chặt" chi tiêu dù thu nhập bình quân tháng tăng 7,4%
-
Giá dầu hôm nay (23/10): WTI tăng, Brent giảm trong phiên
-
Điện Kremlin: BRICS không có mục tiêu đánh bại đồng đô la
-
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Tạo cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
-
BRICS "nhấn ga" tái thiết tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce
-
Giá vàng hôm nay (23/10): Đồng loạt tăng