Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

10 lý do khiến ASEAN muốn Obama tái cử

14:11 | 05/11/2012

1,530 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) – Ngày mai, cộng đồng quốc tế sẽ biết sự lựa chọn của cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2012, Tổng thống đương nhiệm Barack Obama hay ứng cử viên Đảng Cộng hòa Mitt Romney. Theo tờ Nation (Thái Lan), có 10 lý do khiến các nước ASEAN sẽ bỏ phiếu cho ông Obama nếu được lựa chọn.

>> Thay đổi lãnh đạo ở châu Á và bài toán khó cho tân chủ nhân Nhà Trắng

Không nói ngoa khi khẳng định ông Obama sẽ giúp xác định và duy trì vai trò của Mỹ trong quan hệ với ASEAN

  1. Nhìn chung, các nhà lãnh đạo ASEAN muốn Obama có một nhiệm kỳ thứ 2 tại Nhà Trắng để ông của thể tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) sẽ diễn ra tại Phnom Penh trong 2 tuần tới. Hội nghị EAS lần thứ 7 này sẽ là một trong những hội nghị quan trọng nhất giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và các nhà lãnh đạo những cường quốc đứng đầu thế giới như Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản khi mà mỗi nước đang trải qua những thay đổi quan trọng quyết định bởi các động lực trong và ngoài nước. Với ASEAN, ông Obama đại diện cho ý chí và cam kết “trở lại châu Á”, coi châu Á là trọng tâm chiến lược của Hoa Kỳ.

  2. Nếu đối thủ của ông Obama - ứng cử viên Đảng Cộng hòa Mitt Romney giành chiến thắng trong cuộc đua tranh cử, ông ta sẽ không có lý do nào để đi tới Đông Nam Á khi mà có cả núi công việc đang chờ ông ta khi bước chân vào Nhà Trắng. Nhiệm vụ đầu tiên của ông ta sẽ là xây dựng, củng cố bộ máy hành chính mới của mình cũng như định hình lại chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Trung Đông, tập trung vào Israel và Iran. Nếu có gì khiến ông ta phải “ngó nghiêng” ở châu Á, đó sẽ là Trung Quốc, Nhật Bản và cùng lắm đến Ấn Độ. ASEAN vẫn còn nằm trong “tầm nhìn xa” của ông Romney.

  3. Campuchia - nước Chủ tịch luân phiên ASEAN đã rất vui mừng thông báo ông Obama đã xác nhận rằng ông sẽ tới thăm Campuchia và dự EAS. Đó là dấu hiệu rõ rằng cho thấy ông Obama rất tự tin về chiến thắng ngày mai và không phải dọn ra khỏi Tòa Bạch ốc. Sau thất bại tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hồi tháng 7 vừa qua khi lần đầu tiên trong 45 năm, ASEAN không ra được thông cáo chung về Biển Đông và dư luận nghi ngờ Phnom Penh đã bị Trung Quốc gây ảnh hưởng hòng ngăn chặn tiến triển về một Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông, Campuchia rất muốn chứng minh rằng họ có chính sách đối ngoại trung lập với các cường quốc, đặc biệt là với Mỹ và Trung Quốc.

  4. Cả Myanmar và Thái Lan đều đang băn khoăn chờ một lời xác nhận của Obama về các chặng dừng chân của ông tại Naypydaw và Bangkok nhân chuyến tham dự Hội nghị EAS tại Phnom Penh. Bởi những đội an ninh tiền trạm của Mỹ đã tới các quốc gia này để chuẩn bị cho những chuyến ghé thăm bất ngờ của Tổng thống, trước thời điểm diễn ra Hội nghị EAS. Với cả 3 nước ASEAN nói trên, chuyến thăm của ông Obama đều mang ý nghĩa lịch sử, đặc biệt với Myanmar. Những cải cách gần đây của quốc gia đã từng trải qua chế độ quân phiệt này đã giành được nhiều ngợi khen và chú ý của cộng đồng quốc tế khiến ông Obama không thể bỏ qua. Thật vậy, mối quan hệ Mỹ - Myanmar đang trên đà phát triển nhanh chóng. Trong khi đó, đi tới Campuchia và Myanmar mà không đi qua Thái Lan – một đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ lại là điều không thể xảy ra. Để nhấn mạnh vai trò chiến lược của Thái Lan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ leon Panetta đã lên kế hoạch dừng chân tại Bangkok trước khi đến Siem Riem ngày 15/11 và Ngoại trưởng Mỹ Hilarry Clinton cũng sẽ đến Bangkok trong chuyến thăm 2 ngày trên đường đến Phnom Penh trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình.

  5. Nếu có vị Tổng thống Mỹ nào hiểu biết và đánh giá cao về ASEAN thì đó là ông Obama. Trong 4 năm nhiệm kỳ của mình, ông Obama đã phát triển mối quan hệ gần gũi và thân mật với hầu hết các nhà lãnh đạo ASEAN. Trong thực tế, ASEAN đang nghĩ đến việc lập kế hoạch tổ chức một cuộc họp không chính thức với tân Tổng thống Mỹ. Trước đó, ông Obama đã có một số cuộc gặp như thế với các nhà lãnh đạo ASEAN và kết quả của những cuộc gặp gỡ này là sự hiểu biết, thắt chặt mối quan hệ giữa Mỹ - ASEAN. Không nói ngoa khi khẳng định ông Obama sẽ giúp xác định và duy trì vai trò của Mỹ trong quan hệ với ASEAN.

  6. Chính sách tái cân bằng của Mỹ đã nhận được sự hoan nghênh, ủng hộ của các nhà lãnh đạo ASEAN. Nếu ông Obama sẽ có thêm một nhiệm kỳ tại Nhà Trắng, chính sách này sẽ bước vào giai đoạn thứ 2 với sự tăng cường cam kết của của Mỹ với các thành viên ASEAN trong mọi lĩnh vực, trong đó có Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP) mà Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy.

  7. ASEAN muốn có một Tổng thống Mỹ với một chính sách đối ngoại thực tế đối với Trung Quốc. Việc ở sát sườn nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới không chỉ đem lại cho ASEAN những cơ hội giao thương thuận tiện mà sự trỗi dậy của một siêu cường khu vực cũng mang lại những lo lắng căng thẳng cho những người hàng xóm Đông Nam Á. Trong khi đó, Hoa Kỳ là một lực lượng cân bằng ở bên kia Thái Bình Dương. Chính sách vừa cạnh tranh vừa hợp tác của chính quyền Obama đối với Trung Quốc là điềm báo tốt đẹp cho cách tiếp cận cân bằng của ASEAN với cả 2 siêu cường. Hồ sơ khu vực theo đó cũng được nâng tầm quan trọng trên các diễn đàn quốc tế.

  8. ASEAN thích một nhà lãnh đạo Mỹ không đối xử với Nga như một kẻ thù, bởi nó sẽ có tác động trực tiếp đến hòa bình khu vực và sự ổn định tổng thể. Nước Nga trong nhiệm kỳ thứ 3 của Tổng thống Vladimir Putin đang quay trở lại khu vực và lấy lại ảnh hưởng ở khu vực Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Moscow muốn hợp tác chặt chẽ hơn với ASEAN và sẵn sàng làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy các mối quan hệ này.

  9. Nếu Tổng thống Mỹ vẫn là ông Obama, các nhà lãnh đạo châu Á sẽ có thêm thời gian để suy ngẫm về thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc – những người sẽ tiếp nhận chuyển giao quyền lực sau Đảng hội Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp tới. Những kinh nghiệm sau nhiều lần họp với Trung Quốc gần đây về đề tài tranh chấp ở Biển Đông mà kết quả mới chỉ là duy trì đối thoại, chưa bàn được bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông cho thấy một Trung Quốc rất khó đoán với các nước ASEAN. Cho nên việc giải mã tầng lớp lãnh đạo kế cận của Trung Quốc vẫn là câu chuyện còn dài với các nhà lãnh đạo ASEAN.

  10. Các nhà lãnh đạo ASEAN, đặc biệt là các nước Hồi giáo như Indonesia, Malaysia, … không thích chính sách đối ngoại của ông Romney – người muốn gây chiến với Iran, trong khi họ muốn duy trì mối quan hệ song phương tốt đẹp với nước Cộng hòa Hồi giáo. Bằng chứng là, bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu, một số thành viên ASEAN vẫn tiếp tục giao dịch với Iran như Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Linh Phương (Theo Nation)