Y viện quân đội TQ tham gia buôn bán nội tạng người
Gần đây, sự kiện Ngụy Tắc Tây khiến Baidu, “Y tế Phủ Điền” và hệ thống y viện quân đội Trung Quốc trở thành điểm nóng của dư luận. Trong hình là Y viện Cảnh sát Vũ trang Bắc Kinh số 2, nơi gây ra cái chết của sinh viên Ngụy Tắc Tây (Ảnh: VOA). |
Sự kiện này cũng lột trần tấm màn đen liên kết giữa hệ thống y viện quân đội và “Y tế Phủ Điền”. Theo thông tin, “Y tế Phủ Điền” hợp tác với hệ thống y viện quân đội từ những năm 80 thế kỷ trước và kiếm lợi được nơn một tỷ Nhân dân tệ (“Y tế Phủ Điền” chỉ những người ở Phủ Điền tỉnh Phúc Kiến mở y viện tư nhân tại khắp nơi, sau đó dần dần liên kết thành mạng lưới hệ thống quy mô lớn.)
Sự kiện này cũng cho thấy tình trạng hủ bại nghiêm trọng của y viện quân đội, trong đó ông cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân không thể thoái thác trách nhiệm. Trong thời gian cầm quyền, vì muốn lấy lòng quân mà ông Giang đã bỏ mặc tình trạng mục ruỗng tràn lan trong hệ thống này.
Hợp tác giữa y viện quân đội và “Y tế Phủ Điền”
Ngày 12/4, sinh viên Ngụy Tắc Tây của Đại học Khoa học Kỹ thuật Điện tử Tây An qua đời vì bị sarcoma hoạt dịch. Trước khi Ngụy Tắc Tây qua đời đã ghi lại quá trình điều trị trên trang mạng Zhihu rằng, sau khi áp dụng các phương pháp hóa trị, xạ trị không có hiệu quả, đã thông qua trang tìm kiếm Baidu tìm đến Trung tâm Sinh học khối u thuộc Y viện số 2 Cảnh sát Vũ trang Bắc Kinh để thử phương pháp “Liệu pháp miễn dịch sinh học khối u”, cuối cùng cạn kiệt tiền bạc vẫn không chữa hết bệnh. Nhưng kỹ thuật này ở Mỹ người ta đã loại bỏ từ lâu.
Cùng với cái chết của Ngụy Tắc Tây, ngày càng nhiều y viện quân đội Trung Quốc bị lôi ra ánh sáng trong việc hợp tác với “Y tế Phủ Điền”. Nửa đêm ngày 2/5, có người chia sẻ thông tin về 100 cơ sở y tế địa phương và quân đội hợp tác với “Y tế Phủ Điền” của anh em họ Trần, trong đó có Y viện số 2 Bộ đội Cảnh sát Vũ trang Bắc Kinh, nơi đã xảy ra “sự kiện Ngụy Tắc Tây”.
Theo trang mạng Sohu đưa tin, cổ đông Trần Nguyên Phát của “Y tế Phủ Điền” đã chia sẻ lên mạng QQ danh sách 100 cơ sở cơ sở y tế địa phương và quân đội hợp tác với “Y tế Phủ Điền” của anh em Trần Tân Hỉ và Trần Tân Hiền. Trong danh sách này, có 80% là các y viện trong quân đội, bao gồm y viện của Tổng cục Cảnh sát Vũ trang tại nhiều địa phương.
Ngoài ra, ông cổ đông Trần Nguyên Phát còn công bố số tiền mà anh em họ Trần chi cho giới lãnh đạo và cán bộ y viện quân đội. Năm 2012, Tập đoàn Đầu tư Y tế HuaKang Singapore đã “tặng quà” cho ông Viện trưởng y viện mà họ hợp tác số tiền 400.000 Nhân dân tệ, ngoài ra còn chi số tiền 987.000 Nhân dân tệ cho 22 quan chức của y viện này. Năm mới 2012, Công ty Khang Tân Thượng Hải đã biếu 21 quan chức của Y viện An Khánh (Anqing) số tiền 723.000 Nhân dân tệ. Công ty còn đưa chỉ tiêu nhiệm vụ cho các y viện họ hợp tác. Ví dụ năm 2010, 14 y viện do ông Trần Nguyên Phát phụ trách được giao chỉ tiêu 325 triệu Nhân dân tệ, nhưng chỉ hoàn thành 240,5 triệu Nhân dân tệ.
Theo thống kê của ông Trần Nguyên Phát, tổng thu trong hơn 10 năm của Khang Tân Thượng Hải hơn 9 tỷ Nhân dân tệ. Sau khi thành lập Công ty Công nghệ sinh học Claison Thượng Hải (Shanghai Claison Bio-tech), mỗi năm thu về khoảng 200 triệu Nhân dân tệ, trong những năm qua có lẽ con số đạt đến cả tỷ Nhân dân tệ.
Ngày 3/5 vừa qua, ông Vương Chí An, người làm việc trong ngành truyền thông Trung Quốc Đại Lục đã chia sẻ trên Weibo danh sách quà tặng vào năm mới 2011 của “Y tế Phủ Điền” cho Y viện 451, theo đó ông Viện trưởng được 300 ngàn, Chính ủy được 200 ngàn, Chủ nhiệm các khoa từ 30 – 50 ngàn. Trong “Danh sách phê duyệt chi phí lãnh đạo Tết 2012” có hơn 20 Y viện quân đội với tên tuổi chức vụ cụ thể từng người được nhận, những người được cao nhất là Viện trưởng và Chính ủy (400 ngàn và 200 ngàn), còn Viện phó và Chủ nhiệm khoa từ 30 – 50 ngàn.
Sự kiện Ngụy Tắc Tây vừa qua đã khiến dư luận đặt dấu hỏi lớn đối với công tác quản lý giám sát hệ thống y viện quân đội ở Trung Quốc Đại Lục.
Ngày 2/5 vừa qua, chính quyền Trung Quốc tuyên bố điều tra đối với Baidu; ngày 3/5, Ban Kế hoạch Y tế Trung Quốc, Ban Kiểm tra Y tế của Đơn vị hỗ trợ hậu cần thuộc Ủy ban Quân sự Trung ương cùng Bộ phận Y tế Hậu cần Bộ đội Cảnh sát Vũ trang thực hiện điều tra đối với Y viện số 2 Bộ đội Cảnh sát Vũ trang Bắc Kinh.
Ông Giang Trạch Dân khó thoát trách nhiệm
Sự kiện Ngụy Tắc Tây không thể không có trách nhiệm của ông Giang Trạch Dân.
Theo tờ “Lăng Kính” đưa tin, từ tháng 9/2000, ĐCSTQ thực hiện “Tổ chức phân loại quản lý y tế”, theo đó quy định: Tổ chức y tế mang tính phi lợi nhuận trực thuộc nhà nước không được hợp tác với những tổ chức khác mở cơ sở mang tính lợi nhuận không mang tư cách pháp nhân độc lập. Nếu muốn hợp tác đầu tư với những tổ chức khác để kiếm lợi thì phải ngừng làm việc hoặc được phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền chuyển đổi thành đơn vị có pháp nhân độc lập.
Theo thông tin, Y viện Cảnh sát Vũ trang thuộc quân đội ĐCSTQ nằm ngoài Ủy ban Kế hoạch của Bộ Y tế: năm 1994 đã thực hiện “Quy định Công tác Quản lý Y tế”, theo đó tổ chức y tế nằm ngoài biên chế quân đội thì do cơ quan y tế địa phương quản lý.
Ông Cung Hiểu Minh, người mở trang mạng phụ sản Trung Quốc cho biết, ngoài một bộ phận nhỏ những bệnh viện lớn thì đại bộ phận các khoa phụ sản, da liễu, tai mũi họng đều do tư nhân bao thầu.
Ông Lý Lâm, nhà bình luận thời sự chính trị cho biết, từ khi có chính sách mới vào năm 2000 thì hệ thống y viện quân đội không còn nằm trong sự quản lý của cơ quan y tế địa phương. Qua sự kiện Ngụy Tắc Tây cho thấy lỗ hổng lớn trong quản lý y viện của Bộ đội Cảnh sát Vũ trang. Đây là hệ quả của thời ông Giang Trạch Dân nắm quyền để lại.
Vào tháng Ba năm nay, Ủy ban Quân sự Trung ương từng ra thông báo về kế hoạch trong vòng ba năm phải ngừng toàn bộ hoạt động phục vụ vì lợi nhuận của Bộ đội Cảnh sát Vũ trang.
Ngày 17/4/2015, Thời báo Kinh Hoa (Jinghua) đã đưa lại thông tin của báo mạng quân đội Trung Quốc cho biết, có hơn chục loại hình hoạt động phục vụ vì lợi nhuận trong quân đội, trong đó điển hình là những y viện quân đội, trường học quân đội, tổ chức nghiên cứu khoa học quân đội, hệ thống nhà kho quân đội…
100 y viện trong hệ thống quân đội tham gia tội ác mổ cướp nội tạng
Trong thời ông Giang Trạch Dân nắm quyền, để mua chuộc giới quan chức quân đội, khống chế quyền lực trong quân đội, ông Giang Trạch Dân đã dung túng cho phép quân đội làm kinh doanh, từ đây lại kéo theo tình trạng buôn lậu, không việc ác nào không làm. Sau khi nghỉ hưu còn lợi dụng thân tín Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu khống chế quyền lực của ông Hồ Cẩm Đào. Quách và Từ đã kéo kết bè phái trong quân đội, công khai mua bán chức quan. Nhưng khủng khiếp nhất vẫn là hoạt động mua bán nội tạng, chuyên nghiệp hóa tội ác này, biến y viện quân đội Trung Quốc hành hệ thống mổ cướp nội tạng lớn nhất thế giới.
Theo mạng Minh Huệ đưa tin, Tổng cục Hậu cần của quân đội Trung Quốc là đầu mối cung cấp nguồn cơ thể người cho các y viện địa phương cùng y viện quân đội, y viện sau khi trả tiền cho Tổng cục Hậu cần thì tự chịu trách nhiệm chuyện lời lỗ trong kinh doanh. Hoạt động cấy ghép trong y viện quân đội là chính, bán nội tạng cho y viện địa phương chỉ là bề nổi, mục đích là biến y viện địa phương thành nơi mời chào khách nước ngoài, vì nếu chỉ đơn độc y viện quân đội phẫu thuật cấy ghép nội tạng thì khó che mắt được thế giới.
Ngày 28/10/2014, Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công từng đưa ra danh sách 100 y viện tham gia vào tội ác mổ cướp tạng học viên Pháp Luân Công cùng danh sách 2.098 bác sĩ, trong đó có Y viện số 2 Bộ đội Cảnh sát Vũ trang Bắc Kinh.
Theo Tổ chức Quốc tế Điều tra: “Hệ thống y viện quân đội Trung Quốc cùng Tổng cục Hậu cần là những địa chỉ chủ yếu trong kế hoạch mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân” . Tổ chức Quốc tế Điều tra đã đưa ra nhiều đoạn băng ghi âm chứng minh ông Giang Trạch Dân đã ra lệnh cho Chu ông Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai trực tiếp chỉ đạo hoạt động tội ác này.
Hậu quả của việc ông Giang Trạch Dân đề bạt ông Từ Tài Hậu, ông Quách Bá Hùng và việc tín nhiệm nhiều tham quan khác đã làm mục nát bộ máy quân đội Trung Quốc.
Góc khuất nạn buôn bán nội tạng người | |
Nội dung nghị quyết 343 của Mỹ lên án mổ cướp nội tạng ở TQ |
Tinh Vệ
ĐKN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị