Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ý nghĩa độc đáo của những logo nổi tiếng thế giới

18:52 | 21/07/2013

2,388 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Khi nhìn những biểu tượng đã rất quen mắt của các thương hiệu lớn, nổi tiếng trên thế giới có bao giờ bạn nghĩ tới ý nghĩa ẩn bên trong đó là gì chưa? Thông thường những công ty lớn bỏ ra một số tiền lớn đầu tư vào biểu tượng – logo để đại diện cho công ty, hơn nữa đây còn là hình ảnh để công chúng ấn tượng và nhớ tới.

Fedex

Logo của Fedex cơ bản chỉ là tên của công ty: “Fed” được biểu thị màu tím đậm, “Ex” màu cam đậm. Không có gì quá đặc biệt khi nhìn biểu tượng này. Logo của FedEx được thiết kế vào năm 1994 bởi Linden Leader & Landor Associates. Trong logo của FedEx, “E” và “x” được biểu thị gần nhau và khoảng cách giữa chúng tạo thành một mũi tên. Điều này thể hiện cho tính nhanh chóng, chính xác mà công ty hướng đến.

McDonalds

McDonald’s là một thương hiệu lớn trên thế giới, Nhiều người sau khi nhìn vào biểu tượng này đều cho rằng đó là chữ “M” đại diện cho chữ cái đầu của tên công ty. Nhưng về phía McDonald’s, họ lại muốn mang lại cho khách hàng của mình một thông điệp khác. Vào những năm 1960, khi công ty xây dựng lại hình ảnh, công ty đã có đề cập đến việc thay đổi logo mới, đẹp hơn và thu hút hơn. Họ mời Louis Cheskin – một nhà tâm lý học và là một chuyên gia tư vấn thiết kế. Nhưng Louis thuyết phục họ giữ lại logo cũ, bởi theo ông chữ “M” với đường tròn phía trên giúp cho mọi người liên tưởng đến... bộ ngực của người phụ nữ và gây cho họ cảm giác... đói. Điều này có vẻ khó tin với nhiều người, nhưng chắc chắn sau khi biết điều này, bạn sẽ nhìn chữ “M” đó theo cách hoàn toàn khác.

Bảo tàng của London

Bảo tàng London kể về lịch sử của London qua tất cả các thời đại, từ thời trung cổ đến ngày hôm nay. Trong năm 2010, bảo tàng được tân trang, hy vọng sẽ cập nhật hình ảnh và sự hấp dẫn của họ để độc giả nhỏ tuổi. Logo mới được thể hiện với nhiều màu sắc rực rỡ và bạn có thể tìm hiểu về lịch sử của London chỉ cần nhìn vào nó. Biểu tượng được thể hiện nhiều lớp màu, với hình dạng địa lý khác nhau chính là đại diện cho hình dạng của thủ đô Anh Quốc qua mỗi thời kỳ.

Adidas

Adidas là hãng nổi tiếng chuyên sản xuất quần áo, phụ kiện thể thao, nhưng sản phẩm nổi bật nhất là những đôi giày. “Adidas” chính là sự kết hợp giữa chữ cái đầu tiên và chữ cái cuối cùng của người thành lập công ty – Adofl Dassler. Từ những ngày đầu thành lập, họ đã chú trọng tới việc marketing và biến chữ Adidas cùng 3 đường kẻ sọc thành biểu tượng đặc trưng của hãng. Ngày nay, dù đã thay đổi khá nhiều lần logo nhưng hầu hết mọi khách hàng khi nhìn thấy 3 đường kẻ sọc đều liên tưởng ngay đến Adidas.

Ba đường kẻ sọc nguyên bản của Adidas tạo nên hình tam giác trông như một ngọn núi, tượng trưng cho những thách thức và mục tiêu mà tất cả những vận động viên phải đối mặt và vượt qua.

Mitsubishi

Mitsubishi lần đầu tiên được thành lập như một công ty vận chuyển trong những năm 1800 bởi Yataro Iwasaki. Biểu tượng này được kết hợp hai "đỉnh"- đỉnh ba lá của Tosa Clan và đỉnh gia đình Iwasaki, tạo cảm giác như ba viên kim cương đính với nhau. Ba viên kim cương được cho là biểu hiện độ tin cậy, tính toàn vẹn, sự thành công và màu đỏ biểu thị sự tự tin và thu hút khách hàng cho thương hiệu.

Google

Logo của Google được làm khá khiêm tốn, màu sắc đơn giản, không có chữ hoặc biểu tượng hào nhoáng, nhưng lại có mối liên hệ sâu sắc với hình ảnh công ty. Trong quá trình tạo ra các biểu tượng của Google, các nhà thiết kế muốn thể hiện sự sáng tạo mà không cần những chi tiết cồng kềnh, rối rắm. Ban đầu họ chỉ làm lệch đi một số chữ cái nhưng ý tưởng này đã bị hủy bỏ và thay vào đó là tập trung vào màu sắc. Logo hiện tại có đủ các màu cơ bản, tuy nhiên nó lại xuất hiện màu thứ cấp – xanh lá cây. Điều này gợi ra một suy nghĩ hài hước rằng Google không phải là công ty “chơi đúng luật”.

Animal Planet

Logo của kênh truyền hình nổi tiếng Animal Planet đã từng khá đơn giản: chỉ bao gồm một chú voi và Trái Đất thu nhỏ. Sau khi phát sóng lại vào năm 2008, các nhà sản xuất nghĩ cần phải thay đổi hình ảnh hấp dẫn hơn để thu hút được nhiều người theo dõi. Logo mới với những chữ cái sắp xếp lộn xộn đại diện cho bản năng, với các sắc thái của màu xanh lá cây mang đến hình ảnh của một khu rừng với cảm giác nguyên thủy, hoang dã mang nét đặc trưng của Animal Planet.

NBC

Hầu hết mọi người cho rằng logo của NBC là một con công, nhưng nó lại ẩn chứa một bí mật khác. Lúc thiết kế logo, NBC là thuộc sở hữu của công ty điện tử Radio Corporation of America (RCA). Và lúc này TV màu chỉ mới bắt đầu xuất hiện và RCA muốn cho quảng bá một sản phẩm tuyệt vời tới công chúng. Họ muốn mang tới cho người xem một sự trải nghiệm sống động mà tivi đen trắng không thể làm được. Ban đầu họ lựa chọn cầu vồng, rồi con bướm nhưng cuối cùng họ đã lựa chọn con công. Họ cảm thấy con công mang lại nhiều ý nghĩa hơn và họ rất tự hào với biểu tượng này. Đây cũng được coi là một thủ thuật quảng cáo, tiếp thị để cho mọi người mua tivi màu nhiều hơn.

Amazon

Logo Amazon trông khá đơn giản ở cái nhìn đầu tiên. Đó là tên công ty, và một mũi tên màu vàng uốn cong bên dưới. Nhưng mũi tên màu vàng của Amazon lại có ý nghĩa nhiều hơn là một vật trang trí. Logo này được thiết kế để chuyển đến thông điệp rằng họ bán mọi thứ từ A đến Z (mũi tên để nối hai chữ cái này) và cũng đại diện cho nụ cười mà khách hàng của Amazon sẽ có khi mua bán trên website này (mũi tên lúc này lại tạo thành mặt cười).

Pepsi

Logo của Pepsi chỉ là một vòng tròn đơn giản, nửa trên là màu đỏ, nửa dưới là màu xanh và một dòng màu trắng lượn sóng chạy qua trung tâm. Những màu sắc này đại diện cho lá cờ của nước Mỹ, nhưng ý nghĩa của nó thì lại hoàn toàn khác. Pepsi đã tiêu tốn khá nhiều tiền để thiết kế mẫu logo hiện tại, tuy rằng khá giống với những mẫu trước đó, nhưng điều chỉnh một chút cũng mang lại khá nhiều ý nghĩa đặc biệt. Khi phải thuyết trình về mẫu logo mới này, nhóm thiết kế đã sử dụng đến 27 trang tài liệu giải thích về ý nghĩa của nó. Theo đó, nó đại diện cho từ trường Trái Đất, phong thủy, thuyết tương đối... và nhiều thứ khác nữa.

Linh Chi (theo Listverse)