Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Xúc tiến thương mại cần lực đẩy mới

14:30 | 20/12/2011

523 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chiều 19/12, Bộ Công Thương tổ chức cuộc họp với chủ đề Xúc tiến Thương mại trong khuôn khổ Hội nghị Tham tán Thương mại 2011. Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên và Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đồng chủ trì cuộc họp.

Kinh phí thấp, hiệu quả cao

Bắt đầu phiên họp, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nêu lên 3 câu hỏi chính: Kinh phí Xúc tiến Thương mại (XTTM) thấp, nhiệm vụ tăng lên đã gây khó khăn cho quá trình XTTM, vậy giải pháp như thế nào? Cơ chế tham vấn giữa Cục Xúc tiến Thương mại và các doanh nghiệp đã thỏa đáng chưa? Có nên tăng cường thành lập các văn phòng XTTM ở nước ngoài? Các đại biểu đã bàn luận sôi nổi xung quanh những vấn đề do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nêu.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phát biểu khai mạc.

Ông Đỗ Thắng Hải – Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại của Bộ Công Thương cho biết: “Trong giai đoạn 2006-2010, đã có 669 đề án với tổng kinh phí là 620 tỉ đồng được phê duyệt. Tính đến năm 2010, đã có trên 19.000 lượt doanh nghiệp tham gia các đề án thuộc Chương trình XTTM quốc gia, ký kết được 11.932 hợp đồng và biên bản ghi nhớ trị giá 3,583 tỉ USD”.

Chương trình XTTM Quốc gia đã góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong các năm qua. Năm 2006, xuất khẩu cả nước đạt 39,6 tỉ USD, năm 2007 đạt 48 tỉ USD, năm 2008 đạt 62,7 tỉ USD, năm 2009 đạt 56,6 tỉ USD và năm 2010 đạt 72,2 tỉ USD, dự kiến năm 2011 sẽ đạt khoảng 96 tỉ USD.

Để triển khai Chương trình XTTM quốc gia giai đoạn mới, ngày 15/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế Xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình XTTM quốc gia áp dụng từ năm 2011 trở đi, thay thế Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 80/2009/QĐ-TTg đã hết hiệu lực vào năm 2010.

Hoạt động XTTM quốc gia 2011 đã đạt được nhiều kết quả tốt với tổng giá trị hợp đồng và doanh số là trên 800 triệu USD, tiêu biểu như Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt – Trung năm 2011, Hội chợ Trung Quốc – ASEAN, Hội chợ Quốc tế hàng trang trí gia đình và quà tặng Việt Nam, Hội chợ Thực phẩm Hàn Quốc từ 26-29/4 tại Seoul (Hàn Quốc)…

Năm 2011 – năm đầu tiên triển khai giai đoạn mới, Bộ Công Thương đã tiếp nhận 272 đề án XTTM quốc gia của 72 đơn vị chủ trì với tổng kinh phí đề nghị ngân sách Nhà nước hỗ trợ là 405,6 tỉ đồng.

Tuy nhiên, Chương trình XTTM quốc gia năm 2011 chỉ được Bộ Tài chính bố trí kinh phí là 55 tỉ đồng – bằng 31,97% so với năm 2009 (172 tỉ đồng) và bằng 45,83% năm 2010 (120 tỉ đồng).

Ông Đỗ Thắng Hải – Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại nhận định: “Nguồn kinh phí trên là quá nhỏ so với nhu cầu xúc tiến thương mại thực tế năm 2011 của các đơn vị chủ trì, do đó Bộ Công Thương gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng và khai thác thị trường trong nước, miền núi, biên giới và hải đảo”.

Theo nghiên cứu của World Bank có tựa đề “Export Promotion Agencies: What Works and What Doesn’t” trung bình các quốc gia trên thế giới bố trí ngân sách cho hoạt động XTTM là 0,11% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó khu vực Mỹ Latinh và các nước Caribean là 0,17%, các nước Đông Âu và châu Á là 0,12%, các nước Bắc Mỹ và thành viên Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) là từ 0,09-0,1%.

Nghề chơi cũng lắm công phu

Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam.

Hệ thống xúc tiến thương mại của Việt Nam đã hình thành và dần được hoàn thiện trên 3 cấp độ: Chính phủ, phi Chính phủ và doanh nghiệp. Tính đến năm 2011, tại cả 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc đã có các bộ phận chuyên trách về XTTM gọi chung là Trung tâm xúc tiến thương mại địa phương. Về cấp độ phi Chính phủ đầu tiên phải kể đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các hiệp hội ngành hàng…

Ông Lương Văn Tự – Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam chia sẻ: “Sau 10 năm nỗ lực, cà phê Việt Nam đã có vị trí thứ 2 thế giới sau Brazil. Tuy nhiên, giá cà phê bán ra thế giới của Việt Nam thấp hơn các nước khác rất nhiều. 1 kg cà phê nhân của Việt Nam hiện nay có giá tương đương bằng một cốc cà phê ở một khách sạn 4 sao”. Ông Tự còn nêu ra một thực trạng không vui là chúng ta có đến 159 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhưng chỉ bán cho 12 nước. Các nước này không phải là địa chỉ tiêu thụ cuối cùng mà họ lại qua các khâu chế biến và xuất đi các nước khác, thu lợi nhuận cao hơn nhiều.

Ông Tự cho biết thêm, hiện nay thuế mà các nước nhập cà phê nhân của Việt Nam đều bằng 0 nhưng khi Việt Nam xuất cà phê dạng hòa tan, cà phê rang thì vướng vào hàng rào bảo hộ (CHLB Đức đánh thuế 2 Euro cho 1 kg cà phê rang của Việt Nam; Nhật là 16% thuế nhập khẩu). Vị nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại kiến nghị các tham tán hãy tìm giải pháp cho cà phê hòa tan và cà phê rang của Việt Nam. Ông Tự cho rằng hạt cà phê của dân Việt Nam phải được bán trực tiếp cho nước nhập khẩu, tránh khâu trung gian để giảm bớt sự rủi ro.

Ông An Thế Dũng – Tham tán thương mại tại Anh nói một câu hàm ý: “Các tham tán phải hỗ trợ doanh nghiệp từ trợ giúp sang dẫn dắt, từ lực đẩy sang lực kéo để chương trình XTTM phát triển mạnh mẽ hơn”.

Tham tán An Thế Dũng cho rằng mạng lưới XTTM ở địa phương là rất quan trọng. Ở Anh Quốc, nhiều khi trung tâm XTTM ở Trung ương phải tham vấn, học hỏi kỹ năng của các trung tâm XTTM ở các vùng, xứ sở của nước này. Ông Dũng kết luận: “Làm XTTM phải có kỹ năng và sáng tạo”.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên kiến nghị các trung tâm XTTM các địa phương cần lưu giữ giấy tờ, đem ra mổ xẻ những bài học kinh nghiệm để có hướng khắc phục cho năm tiếp theo. Tuy hoạt động XTTM có gặp khó khăn như kinh phí ít, nhân lực thông thạo ngoại ngữ còn thiếu nhưng đã tạo được những dấu ấn đậm nét cho hoạt động xuất khẩu. Chưa năm nào, xuất khẩu Việt Nam lại đạt mốc cao như 2011. Với thành quả này, Việt Nam đã trở thành nước có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn thứ 5 khu vực Đông Nam Á chỉ sau: Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia.

Đức Chính