Xuất khẩu phân bón 9 tháng đạt hơn 840 triệu USD
Tính đến ngày 15/9, sản lượng phân bón xuất khẩu đạt 1,313 triệu tấn, trị giá 840 triệu USD, tăng 52,78% về lượng và tăng 71,64% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Phân bón được các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu sang các quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc châu Á.
Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón cho Việt Nam. |
Trong đó, thị trường Campuchia dẫn đầu khi chiếm 27,5% tổng khối lượng và 22,9% tổng trị giá xuất khẩu phân bón của cả nước trong 8 tháng, với 337.478 tấn, trị giá 180,4 triệu USD, giảm 7,8% về lượng, nhưng tăng 34,9% trị giá và tăng 46,2% về trị giá bình quân so với cùng kỳ năm 2021 (giá trung bình ở thị trường này đạt 534,6 USD/tấn).
8 tháng đầu năm xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc đạt 84.493 tấn, trị giá 63,17 triệu USD, giá trung bình 747,6 USD/tấn, tăng mạnh 427% về lượng, tăng 1.385% về trị giá và 181,8% về gi á bình quân, chiếm trên 7% trong lượng và chiếm 8% trong tổng trị giá xuất khẩu phân bón của cả nước.
Các thị trường lớn khác như: Malaysia đạt 105.677 tấn, trị giá 54,8 triệu USD, giá trung bình 518,6 USD/tấn, tăng 59,3% về lượng và tăng 287,7% về trị giá, giá bình quân tăng 143,3%; thị trường Philippines đạt 62.877 tấn, trị giá 48,97 triệu USD, giá trung bình 778,9 USD/tấn, tăng 92% về lượng, tăng 328,5% về trị giá, giá bình quân tăng 123%...
Việt Nam cũng tăng nhập khẩu phân bón từ các thị trường lớn trong 8 tháng qua. Cụ thể, 8 tháng đầu năm, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 2,19 triệu tấn, trị giá trên 1,02 tỷ USD. Gía nhập khẩu trung bình đạt 467 USD/tấn, giảm 30,9% về khối lượng, nhưng tăng 12,2% về kim ngach và tăng 62,4% về giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp phân bón lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 48,2% trong tổng lượng và chiếm 42,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 1,06 triệu tấn, tương đương 434,27 triệu USD, giá trung bình 411,2 USD/tấn, giảm 26,9% về lượng, nhưng tăng 9% về trị giá và tăng mạnh 49% về giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tiếp đến thị trường Nga đứng thứ 2, chiếm 6,9% trong tổng lượng và chiếm 9,6% trong tổng trị giá, với 150.457 tấn, tương đương 97,72 triệu USD, giá trung bình 649,5 USD/tấn.
Nhập khẩu phân bón từ thị trường Đông Nam Á đạt 179.822 tấn, tương đương 112,67 triệu USD, giảm mạnh 53,7% về lượng, giảm 15% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 8,2% trong tổng lượng và chiếm 11% trong tổng trị giá nhập khẩu phân bón của cả nước.
Phân bón nhập khẩu từ thị trường FTA RCEP đạt 1,59 triệu tấn, tương đương 645,13 triệu USD, giảm 25,8% về lượng nhưng tăng 8,6% trị giá so với cùng kỳ, chiếm 72,7% trong tổng lượng và chiếm 63% trong tổng trị giá nhập khẩu phân bón của cả nước.
Nhập khẩu phân bón từ thị trường FTA CPTTP đạt 383.117 tấn, tương đương 130,95 triệu USD, giảm 7,2% về lượng nhưng tăng mạnh 56% trị giá so với cùng kỳ, chiếm 17,5% trong tổng lượng và chiếm 12,8% trong tổng trị giá nhập khẩu phân bón của cả nước.
Như vậy, cán cân thương mại vẫn đang nghiêng về phía Việt Nam khi đang phải nhập siêu hàng trăm triệu USD phân bón các loại. Đã đến lúc cần xem xét các cơ chế thúc đẩy đầu tư xây dựng các nhà máy phân bón trên cả nước để chúng ta có thể đáp ứng đủ phân bón cho nông nghiệp cũng như giữ lại được hàng trăm triệu USD mỗi năm.
P.V
Trung Quốc - Thị trường lớn nhất cung cấp phân bón cho Việt Nam | |
Phân bón chịu nhiều áp lực tăng giá | |
Tiếp tục phát hiện 2,5 tấn phân bón giả tại Kiên Giang | |
Thị trường phân bón nhiều biến động |
-
Tin tức kinh tế ngày 14/11: Tỷ giá tăng mạnh, nhiều ngân hàng lãi lớn
-
Áp thuế GTGT phân bón 5% là hướng đi đúng đắn và cần thiết
-
Cần sự điều tiết của Nhà nước để chính sách thuế GTGT phân bón 5% đạt kỳ vọng
-
Cần hiểu đúng và đủ về áp thuế GTGT 5% với phân bón
-
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị sửa khoản 3 Điều 15 dự thảo về hoàn thuế giá trị gia tăng