Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Xin đừng “giảm biên chế - thêm ghế nhà ăn?”

07:00 | 14/02/2014

3,514 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Biên chế Nhà nước lỡ tăng cho lắm nay muốn tinh giản thực không dễ vì vướng víu và tốn kém!

Năng lượng Mới số 296

Bộ Nội vụ vừa có văn bản đề xuất, cán bộ, công chức dôi dư do sắp xếp lại tổ chức, chưa đạt trình độ hoặc có chuyên môn không phù hợp, hạn chế về năng lực, nghỉ ốm nhiều... có thể sẽ nằm trong diện tinh giản biên chế khoảng 100.000 người.

Theo Bộ Nội vụ, đợt tinh giản biên chế này không chỉ gồm cán bộ, công chức trong biên chế mà cả viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật, người giữ chức danh lãnh đạo quản lý trong các công ty TNHH MTV, người làm việc trong biên chế của các hội có tính chất đặc thù.

Theo dự thảo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật (cán bộ, công chức, viên chức) trong biên chế công chức hoặc số lượng người làm việc được cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền giao, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng tinh giản biên chế.

Quan chức rách việc, lấy xe công đi lễ phủ (ảnh chụp tại Phủ Tây Hồ ngày 7/2/2014)

Dự kiến, việc tinh giản biên chế sẽ được thực hiện trong 6 năm (2014-2020), trong đó khoảng 80% nghỉ hưu trước tuổi và 20% giải quyết thôi việc.

Mức phí bình quân cho một người nghỉ hưu trước tuổi khoảng 75 triệu đồng, còn một người thôi việc là khoảng 90 triệu đồng nên tổng kinh phí dự kiến để thực hiện chính sách tinh giản biên chế là khoảng 8.000 tỉ đồng.

Hiện tại, cả nước có khoảng 2,8 triệu công chức, nhưng theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có khoảng 30%, trong số đó là 840.000 người không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu “sáng cắp ô đi, tối cắp về” nghĩa là sẽ thuộc đối tượng tinh giản nên trong 6 năm mới giảm 100.000 người là chưa đáp ứng yêu cầu tinh giản biên chế.

Tuy vậy, ai cũng biết, ở các cơ quan Nhà nước, tinh giản một người mà thực chất là cho thôi việc, nghỉ việc, đuổi việc không hề đơn giản. Người trong biên chế Nhà nước như con Nhà nước, đuổi ai cũng khó, trừ phi họ bị kỷ luật. Còn nếu chỉ “cắp ô”, làm việc làng nhàng, thậm chí chẳng làm được gì cũng không dễ xử lý. Động chạm đến họ là động đến hàng loạt quy định, không khéo chưa đuổi được họ mà người đứng đầu đã thoái chí, vất vả vì chuyện thưa kiện.

Nay với các quy định mới vừa bổ sung trong dự thảo, các nhà quản lý đã có bảo bối pháp lý để xử lý thành phần “ăn không ngồi rồi”. Tất nhiên không tính đến chuyện phe cánh, lợi ích nhóm, trù dập.

Còn theo ý kiến của người dân và đông đảo bạn đọc thì dự thảo này được sự đồng thuận cao. Người dân muốn thanh lý những công chức vô tích sự ra khỏi bộ máy Nhà nước nhưng bất lực. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc tinh giản này là quá ít so với số công chức có cũng như không hiện nay. Giảm 100.000 người trong 6 năm, vậy trong 6 năm đó sẽ tuyển thêm bao nhiêu người?

Hóa ra chính chúng ta tạo ra một bộ máy cồng kềnh kém chất lượng để rồi phải tốn mấy ngàn tỉ đồng để xử lý hậu quả. Một chuyên gia đưa ra con số ở Mỹ, nền kinh tế số 1 thế giới với hơn 315 triệu dân nhưng bộ máy công quyền chỉ có 2,1 triệu người, chưa đến 700.000 công chức trên 100 triệu dân. Trong khi nước ta là nền kinh tế tụt hậu với 90 triệu dân lại có đến 2,8 triệu công chức.

Liên tưởng với đề án tinh giản biên chế đã được thực hiện trong 5 năm qua thấy vấn đề không đơn giản. Công bố của Bộ Nội vụ gây “sốc” về việc, sau 5 năm thực hiện đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trên cả nước đã tăng thêm gần 42.000 công chức. Thông tin này được nhắc lại đồng thời với dự thảo văn bản về việc trong 6 năm tới sẽ chi 8.000 tỉ để giảm 100.000 công chức “thái vô tích”. Bạn đọc đặt câu hỏi về tính hiệu quả của đề án này và trách nhiệm của Bộ Nội vụ khi lượng công chức tăng từng ngày mà chẳng giảm được 30% cán bộ không làm được việc. Nay lại xin tiền để giảm mỗi năm 15.500 người.

Tại phiên chất vấn ngày 20/11/2013, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đã “chịu trận” khi trả lời các vấn đề nóng như tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách chế độ công chức công vụ... Nhiều đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm đến vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Có đại biểu đặt câu hỏi, có hay không việc 30% cán bộ, công chức không làm được việc? Trong khi ngân sách Nhà nước có hạn thì mức chi cho các đối tượng này không nhỏ, đang là gánh nặng lên ngân sách.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước chất vấn Bộ Nội vụ tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề biên chế cơ quan Trung ương. Ông Phước nói: “Quy định là Bộ không quá 4 thứ trưởng, nhưng tôi đếm qua danh bạ điện thoại thì thấy có Bộ 11 thứ trưởng. Cấp tổng cục cũng quy định không quá 4, nhưng có tổng cục tôi được biết có chục anh phó. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ gác cổng cho Chính phủ như thế nào?”.

Ông Ksor Phước đưa ra con số không có Bộ nào trong số 22 Bộ và cơ quan ngang Bộ của Việt Nam có số lượng thứ trưởng dưới 4 người. Được biết, Nghị định số 36/2012/NĐ-CP của Chính phủ, quy định số lượng thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá 4 người. Đối với bộ quản lý Nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, số lượng thứ trưởng có thể nhiều hơn 4 người do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Thật vậy, thuyền lên nước lên. Các cơ quan ở địa phương cũng đông đúc lắm. Báo chí đưa tin cán bộ xã, phường hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách đông tới mức báo động. Có xã trên 250 quan, có phường có trên trăm cán bộ. Ai cũng nhận thấy ở nhiều cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước hiện nay, số cán bộ, công chức, viên chức làm việc không phù hợp với năng lực, không đạt yêu cầu, thậm chí chây lười, yếu kém rất nhiều. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, con số đó chiếm khoảng 30% nhưng Bộ trưởng Bộ Nội vụ trước Quốc hội thì con số đó là 1%, vậy mà lại muốn giảm 100.000 người là dựa trên cơ sở tính toán như thế nào? Có vị cán bộ lão thành nhận xét rằng, có tình trạng chồng chéo nhiệm vụ giữa một số đơn vị và cá nhân trong các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương rất cần tinh giản do phân công lại công việc.

Các chuyên gia cho rằng, sẽ khó tinh giản các đối tượng 5C (con cháu các cụ cả) bởi lẽ rất nhiều “cậu ấm cô chiêu” đang làm trái ngành, trái nghề, cốt kiếm ghế trong biên chế làm bàn đạp đi lên. Vì vậy, người dân sợ nhất là con số tinh giản mà lại là sản phẩm của trí tưởng tượng, không có căn cứ khoa học thì khó có thể đạt được. Vì vậy, lo lắng, băn khoăn, nghi ngại của người dân về việc giản 100.000 người là hoàn toàn có cơ sở.

Biên chế Nhà nước lỡ tăng cho lắm nay muốn tinh giản thực không dễ vì vướng víu và tốn kém!

Bảo Dân