Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội”

19:10 | 11/12/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội thảo Góp ý xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn tại Việt Nam” chiều 11/12. Bộ quy tắc này yêu cầu các bên tham gia có trách nhiệm theo từng vai trò của mình.  
bo quy tac ung xu tren mang xa hoi se buoc nguoi tham gia phai co trach nhiemChuyện phản cảm, có gì mà khoe trên trang cá nhân?
bo quy tac ung xu tren mang xa hoi se buoc nguoi tham gia phai co trach nhiemTân Bộ trưởng TT-TT: “Chiến trường” mạng xã hội không còn ảo, không thể bỏ trống!
bo quy tac ung xu tren mang xa hoi se buoc nguoi tham gia phai co trach nhiemHướng dẫn thực hiện thủ thuật “gây sốt” đăng ảnh 3D lên Facebook

Ưu thế mạng xã hội

Theo báo cáo năm 2018 của We are Social, Facebook hiện có khoảng 55 triệu thành viên, chiếm 57% dân số. Việt Nam xếp thứ 7/10 quốc gia có số người sử dụng Facebook nhiều nhất thế giới.

Về cơ cấu người sử dụng mạng xã hội Việt Nam, nhóm tuổi đông nhất sử dụng mạng xã hội như Facebook hiện nay đang là nhóm 25-34 tuổi (tăng 20%); Xu hướng video live-stream đang là một xu hướng nổi bật nhất hiện nay của người dùng mạng xã hội.

bo quy tac ung xu tren mang xa hoi se buoc nguoi tham gia phai co trach nhiem
Ảnh minh họa

Theo khảo sát của chương trình nghiên cứu Internet và xã hội (VPIS) cho thấy, các trường hợp phát ngôn gây thù ghét của người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam thể hiện tập trung: nói xấu, phỉ báng (61,7%); vu khống, bịa đặt thông tin (46,6%); kỳ thị dân tộc (37,01%); kỳ thị giới tính (29,03%); kỳ thị khuyết tật (21,76%); kỳ thị tôn giáo (15,09%)…

Nguyên nhân là do nhận thức của người sử dụng cho rằng mạng xã hội là môi trường ảo nên nên có thể tự do phát ngôn mà không phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra, việc theo dõi, xử lý các thông tin vi phạm còn gặp khó khăn do có sự khác biệt về môi trường pháp lý đối với các nền tảng mạng xã hội nước ngoài cung cấp cho Việt Nam.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì mạng xã hội thậm chí còn đang chiếm ưu thế so với các phương tiện truyền thông truyền thống trong việc định hướng, dẫn dắt dư luận xã hội, đặc biệt là ở vụ việc nhạy cảm.

Thúc đẩy tác động tích cực, hạn chế thông tin xấu độc

Chính vì vậy, trước thế mạnh của mạng xã hội, Bộ Thông tin – Truyền thông đề xuất ban hành “Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn tại Việt Nam” với mục đích thúc đẩy tác động tích cực của mạng xã hội, hạn chế tối đa tác động tiêu cực, ngăn ngừa có hiệu quả mặt trái, lan truyền thông tin xấu độc trên mạng.

Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được Bộ Thông tin - Truyền thông xây dựng cụ thể cho từng đối tượng như đối với các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội, cần ban hành và công khai các biện pháp phát hiện, thông báo và phối hợp với các cơ quan hữu quan để xử lý, ngăn chặn và đấu tranh loại bỏ các nội dung thông tin xấu độc, các tin đồn gây ảnh hưởng tiêu cực; Triệt để xóa bỏ, không lưu trữ thông tin (kể cả nội dung trò chuyện trực tuyến) mà người sử dụng dịch vụ đã tiến hành xóa bỏ. Đồng thời, phải ban hành các biện pháp và công khai biện pháp ngăn ngừa hiện tượng nghiện sử dụng mạng xã hội; Có biện pháp ngăn ngừa trẻ em, trẻ vị thành niên tiếp cận các nội dung về bạo lực, nội dung dành cho người trưởng thành và các nội dung không phù hợp khác.

Đặc biệt, không được thu thập thông tin khi người sử dụng dịch vụ chưa được cho phép hay không không biết thiết bị thu thập thông tin; Thu thập thông tin trong các nội dung trò chuyện trực tuyến của người sử dụng mạng xã hội…

Đối với người sử dụng mạng xã hội phải công khai danh tính, đầu mối liên lạc của cá nhân có trách nhiệm phát ngôn trên mạng xã hội của tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện quản trị, đăng tải nội dung thông tin lên mạng xã hội;

Phải công khai sự xuất hiện trên mạng xã hội bằng cách sử dụng họ tên và hình ảnh thật của cá nhân, công khai cơ quan công tác; Ứng xử trên mạng xã hội văn hóa, không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính;

Bộ Quy tắc cũng yêu cầu người sử dụng không được lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi ứng xử trên mạng xã hội; ứng xử thuận chiều với thông tin xấu, độc, tin đồn, ảnh hưởng tiêu cực; Ứng xử trên mạng xã hội trái với chuẩn mực đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp; Cung cấp thông tin nội bộ liên quan đến các cá nhân, tổ chức mà do vị trí công tác của mình có được khi chưa được ủy quyền được ủy quyền bởi cơ quan có thẩm quyền…

Hiện Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đang được Bộ Thông tin - Truyền thông lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện.

Nguyễn Minh