Xăng tăng trở lại, Petrolimex vẫn lên kế hoạch giảm lãi tới 72%!
Petrolimex dành 3.572 tỷ đồng để chia cổ tức năm 2019 |
Cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) có phiên giảm thứ 3 liên tiếp trong phiên hôm qua (26/6), đánh mất 0,11% còn 45.800 đồng.
Mã này giảm giá bất chấp việc cùng ngày, tập đoàn này đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 hé lộ mức lãi ước tính trong quý 2 khoảng 350 tỷ đồng.
Lãnh đạo Petrolimex cho rằng, trong năm nay vẫn có thể hoàn thành kế hoạch 1.570 tỷ đồng lợi nhuận. Tuy vậy, mức lãi kế hoạch này đã giảm tới 72% so với năm 2019.
Trước đó, với kết quả kinh doanh khả quan của năm ngoái (lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 5.648 tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch đặt ra) Petrolimex đã chốt mức cổ tức 30% tương ứng dành 3.572 tỷ đồng để chia cổ tức.
Về diễn biến trên thị trường chứng khoán, phiên giao dịch chiều 26/6 diễn ra không mấy thuận lợi. Áp lực bán diễn ra mạnh hơn đã khiến chỉ số bị đẩy xuống dưới ngưỡng tham chiếu.
VN-Index mất 2,61 điểm tương ứng 0,31% còn 851,98 điểm trong khi HNX-Index cũng mất 0,62 điểm tương ứng 0,55% còn 113,45 điểm, UPCoM-Index cũng mất 0,22 điểm tương ứng 0,39% còn 56,41 điểm.
Thanh khoản đạt 300,38 triệu cổ phiếu tương ứng 4.285,01 tỷ đồng trên HSX và 50,27 triệu cổ phiếu tương ứng 378,56 tỷ đồng trên HNX. Thị trường UPCoM có 27,79 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 181,73 tỷ đồng.
Sắc đỏ giữ vai trò chủ đạo trong bức tranh thị trường phiên cuối tuần. Có 462 mã giảm giá, 57 mã giảm sàn so với 289 mã tăng và 52 mã tăng trần.
Trái ngược với phiên sáng, trong phiên chiều qua, phần lớn cổ phiếu trong rổ VN30 đều giảm (18 mã giảm, 7 mã tăng, 5 mã đứng giá) và theo đó đã khiến VN30-Index sụt giảm 0,98 điểm tương ứng 0,12% xuống còn 795,53 điểm.
Đáng nói là các mã trụ cột đều mất giá. VIC giảm 1.900 đồng còn 91.500 đồng và đây cũng là mã gây thiệt hại nặng nhất cho chỉ số chính VN-Index, lấy đi của chỉ số này 1,83 điểm. Cùng với đó, VNM, VCB, MSN, GAS đều nhuốm đỏ.
Chiều ngược lại, SAB tăng 4.800 đồng lên 164.800 đồng, NVL tăng 2.900 đồng lên 62.400 đồng; MWG tăng 600 đồng, TCB, VHM cũng tăng nhẹ. Các mã này đã nâng đỡ thị trường, tuy nhiên sức ảnh hưởng không đủ để giúp VN-Index hồi phục về trạng thái tăng.
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, thị trường phục hồi bất thành và quay đầu giảm điểm cuối phiên, cho thấy động thái suy yếu của thị trường vẫn đang là chủ đạo. Thanh khoản tiếp tục lùi về mức thấp và rủi ro phân phối vẫn đang hiện hữu.
Do vậy nhà đầu tư được khuyến nghị nên thận trọng và cân nhắc hạ tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục về mức an toàn.
Theo Dân trí
-
Tin tức kinh tế ngày 22/11: Thép nhập khẩu giá rẻ liên tiếp "đổ" về Việt Nam
-
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí
-
Sửa đổi Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế
-
Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 23,28 tỷ USD
-
[Infographic] Hàng không Việt "cất cánh" trong quý III/2024