Xâm hại trẻ em - Nguy cơ rình rập
Theo thống kê của UBND thành phố Hà Nội, tính đến ngày 30-6-2019, Hà Nội có gần 2 triệu trẻ em, chiếm 24,9% dân số. Có hơn 12.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (theo Luật Trẻ em); hơn 54.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có 2.154 trẻ em sống trong gia đình có vấn đề xã hội (cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình, có người nhiễm HIV/AIDS).
Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, tính từ ngày 1-1-2015 đến tháng 6-2019, trên địa bàn thành phố có 322 trẻ em bị xâm hại, trong đó: 51 trẻ bị bạo lực (49 vụ); 29 trẻ bị xâm hại tình dục (23 vụ); 7 trẻ bị mua bán (2 vụ); 235 trẻ bị bỏ rơi, bỏ mặc (235 vụ).
Tổng hợp, phân tích các vụ việc xâm hại trẻ em trên địa bàn Hà Nội cho thấy, các hành vi xâm hại thường xảy ra tại cộng đồng, trường học và trong chính gia đình của trẻ.
Các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau để đạt được mục đích, trong đó đáng nói nhất là hành vi xâm hại tình dục trẻ. Theo kết luận của các cơ quan chức năng, đa phần đối tượng xâm hại tình dục là người có mối quan hệ thân quen, thậm chí là máu mủ với trẻ. Chúng thường dùng thủ đoạn lợi dụng lòng tin, sự hồn nhiên, yếu thế của trẻ… để thực hiện hành vi xâm hại. Đặc biệt, những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt như cha mẹ bỏ nhau, sống với ông bà vì cha mẹ phải tha hương mưu sinh, sống trong các gia đình có vấn đề về xã hội, thiếu kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng, là mục tiêu mà các đối tượng xâm hại trẻ em hướng đến.
Hậu quả của hành vi xâm hại trẻ em, theo các chuyên gia y tế, tâm lý, sẽ làm tổn thương trẻ với nhiều mức độ khác nhau về thể chất, tinh thần, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, sự phát triển bình thường của trẻ về tâm lý, giới tính…
Đã không ít nạn nhân bị xâm hại khi còn nhỏ, lớn lên vẫn không thoát khỏi nỗi ám ảnh, dày vò và không thể tự tin sống như một người bình thường, không thể lấy chồng, sinh con đẻ cái, nhìn thấy đàn ông là ghê sợ, lảng tránh… Các chuyên gia tâm lý đã đúc kết: Với những em bé bị xâm hại tình dục, cuộc sống chấm dứt ngay từ khi bắt đầu bị xâm hại.
Bên cạnh đó, hậu quả mà hành vi xâm hại trẻ em gây ra cho xã hội là ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội, làm tha hóa, xuống cấp nền tảng đạo đức vốn được xây dựng, vun đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác, chưa kể đến gây tâm lý hoang mang, mất lòng tin của cộng đồng xã hội.
Tính từ ngày 1-1-2015 đến tháng 6-2019, trên địa bàn thành phố có 322 trẻ em bị xâm hại, trong đó: 51 trẻ bị bạo lực (49 vụ); 29 trẻ bị xâm hại tình dục (23 vụ); 7 trẻ bị mua bán (2 vụ); 235 trẻ bị bỏ rơi, bỏ mặc (235 vụ). |
UBND thành phố Hà Nội đánh giá tình hình xâm hại trẻ em diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Mặc dù phương thức thủ đoạn của các đối tượng vẫn cũ, nhưng do nhận thức, đặc điểm tâm lý nên trẻ em vẫn là nhóm tuổi dễ bị xâm hại nhất và có những trường hợp bị xâm hại thực tế chưa được phát hiện kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, UBND thành phố Hà Nội cho rằng, chính là do Hà Nội là đô thị lớn, dân cư đông đúc, tỷ lệ dân nhập cư tăng nhanh, trong đó có nhiều đối tượng đã có tiền án, tiền sự, thành phần phức tạp. Cùng với đó, tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, tình trạng tràn lan văn hóa phẩm đồi trụy, kích động, bạo lực trên Internet cũng dẫn đến nguy cơ xâm hại trẻ em.
Nhận thức về bảo vệ trẻ chưa được nâng cao cũng là một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ trẻ em bị xâm hại. Một bộ phận người dân, cha mẹ, người chăm sóc trẻ còn hạn chế trong việc bảo vệ trẻ, không quan tâm chăm sóc, không giáo dục kỹ năng phòng vệ, bỏ mặc con cái theo kiểu “thân ai người nấy lo”… Công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, nhà trường chưa được quan tâm đúng mức…
Nếu không có sự quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và có các giải pháp đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở nhằm giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại ở tất cả các môi trường mà trẻ em đang sinh sống, học tập thì tình hình xâm hại trẻ em trong thời gian tới có thể tiếp tục có diễn biến phức tạp hơn và sẽ có chiều hướng gia tăng không chỉ ở Hà Nội mà ở tất cả các địa phương khác trong cả nước.
Bởi vậy, để giải quyết vấn nạn này, phải đẩy mạnh tuyên truyền việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em từ tinh thần đến thể chất, giáo dục kỹ năng phòng vệ cho trẻ, dạy trẻ ý thức bảo vệ bản thân. Những đối tượng xâm hại trẻ em phải xử lý nghiêm để đủ sức răn đe tái phạm hay làm gương cho những đối tượng khác.
Nguyễn Bách
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 3/11/2024: Tuổi Sửu quyết sách đúng đắn, tuổi Tuất hoàn thành nhiệm vụ
- Tử vi ngày 2/11/2024: Tuổi Dậu theo đuổi đam mê, tuổi Thân làm việc hiệu quả
- Tử vi ngày 1/11/2024: Tuổi Tý cơ hội thăng tiến, tuổi Tỵ tài chính rực rỡ
- Tử vi ngày 31/10/2024: Tuổi Dần xác định mục tiêu, tuổi Tỵ tài lộc vượng sắc
- Tử vi ngày 30/10/2024: Tuổi Ngọ trên đà tăng tiến, tuổi Thân hướng đi triển vọng
- Tử vi ngày 29/10/2024: Tuổi Dậu cải thiện tài chính, tuổi Tuất kinh doanh có lợi
- Tử vi ngày 28/10/2024: Tuổi Tỵ tình duyên tươi sáng, tuổi Dần tin tức tốt lành
- Tử vi ngày 27/10/2024: Tuổi Sửu nhận được tín nhiệm, tuổi Tuất khẳng định vị thế