Vụ nổi loạn của Wagner có thể đe dọa kinh tế toàn cầu ra sao?
Chứng khoán toàn cầu đi xuống
Theo tờ Fortune, chứng khoán toàn cầu hầu hết đã giảm ngày 26/6 sau khi cuộc nổi loạn diễn ra trong thời gian ngắn của lực lượng Wagner tại Nga (hiện đã chấm dứt) làm tăng thêm những bất ổn về cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Cụ thể, chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 0,4% trong đầu phiên giao dịch trong khi chỉ số DAX của Đức giảm 0,2%, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,8%. Chỉ số Dow Jones và S&P 500 của Mỹ cũng giảm 0,2%.
Còn tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm gần 0,3%, Kospi của Hàn Quốc tăng 0,5%, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,5% và chỉ số SSEC của Thượng Hải giảm 1,5%.
Ông Tim Waterer, trưởng bộ phận phân tích thị trường tại KCM Trade, cho biết những bất ổn địa chính trị như vậy đã tạo ra tâm lý thận trọng đối với nhà đầu tư.
"Sau các động thái gần đây của nhiều ngân hàng trung ương trong bối cảnh lạm phát cao và thị trường tăng trưởng thấp, các nhà đầu tư giờ đây cũng quan tâm đến khả năng leo thang về mặt địa chính trị, vốn đang tạo ra thêm bất ổn", ông Waterer chia sẻ với Fortune.
Cuộc nổi loạn của nhóm Wagner đã ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán tại nhiều quốc gia (Ảnh: Investopedia). |
Thị trường năng lượng cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc nổi loạn của Wagner. Tuy đã chấm dứt trong chưa đầy 24 giờ, vụ việc đã đẩy thị trường năng lượng vào tình trạng báo động và được đánh giá là có thể khiến lạm phát tăng trở lại.
Ông Alok Sinha, trưởng bộ phận phân tích dầu khí và hóa chất của Standard Chartered, chia sẻ với CNBC: "Dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sự gián đoạn kiểu này cũng có thể gây ra tác động tiêu cực đến thị trường".
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng lo lắng bởi những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế châu Âu dường như yếu hơn dự kiến và các ngân hàng trung ương có thể vẫn tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.
"Nền kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung đang chậm lại. Phần lớn các quốc gia đều đang trải qua tình trạng lạm phát và lãi suất có xu hướng ngày càng cao. Thị trường chứng khoán sẽ khó lòng tăng trưởng trong thời gian này", ông Clifford Bennett, chuyên gia của ACY Securities, nhận định.
Lãi suất cao ở Mỹ đã kéo sản xuất và các ngành công nghiệp khác vào tình trạng thu hẹp, đồng thời gây ra một số thất bại trong hệ thống ngân hàng làm lung lay niềm tin của mọi người.
Ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cảnh báo vào tuần trước rằng Mỹ sẽ có thêm vài đợt tăng lãi suất nữa cho đến khi lạm phát hạ nhiệt.
Theo CNBC, tỷ lệ vỡ nợ tại Mỹ đã gia tăng trong tháng 5. Các doanh nghiệp của nước này đang vật lộn với việc lãi suất tăng khiến việc tái cấp vốn trở nên tốn kém hơn và triển vọng kinh tế bấp bênh hơn. Dữ liệu của Moody's Investors Service cho biết Mỹ đã ghi nhận 41 vụ vỡ nợ doanh nghiệp từ đầu năm đến nay, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái và cao nhất toàn cầu.
Cả thế giới thở phào nhẹ nhõm
Giới chức Nga xác nhận không có thiệt hại về người nhưng một số ngôi nhà và tuyến đường đã bị hư hại. Giới chức Voronezh (một thành phố lớn ở tây nam Nga) cũng báo cáo về một đám cháy lớn tại một kho chứa dầu, được cho là bùng phát do cuộc nổi loạn của Wagner.
"Căng thẳng leo thang tại Nga và Ukraine sẽ có tác động tiêu cực lên hòa bình và an ninh quốc tế, đặc biệt là với nguồn cung năng lượng và lương thực", Bộ Ngoại giao Qatar cho biết sau tin tức về vụ nổi loạn của Wagner.
Ông Chris Weafer, Giám đốc hãng tư vấn Macro-Advisory cũng dự báo giá ngũ cốc có thể tăng gần 30% sau vụ nổi loạn của Wagner.
Nga là một trong những nước cung cấp năng lượng lớn nhất cho toàn cầu, đặc biệt là với thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Nếu nguồn cung năng lượng từ Nga bị gián đoạn sẽ làm gián đoạn xuất khẩu và kéo giá ngũ cốc, phân bón lên cao.
Giá năng lượng và lương thực toàn cầu đã tăng cao sau xung đột tại Ukraine đầu năm ngoái, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ.
Tổng thống Putin họp với lãnh đạo các cơ quan an ninh hôm 26/6 (Ảnh: Reuters). |
Chia sẻ với CNBC, ông Alok Sinha, chuyên gia của Standard Chartered, cho biết: "Cả thế giới đã thở phào nhẹ nhõm vì vụ nổi loạn ở Nga không đẩy thị trường dầu mỏ vào kịch bản tồi tệ nhất mà mọi người lo sợ".
Theo dự đoán của vị chuyên gia, nếu vụ nổi loạn của tập đoàn quân sự Wagner sẽ làm gián đoạn nguồn cung dầu của Nga và khiến thị trường có thể mất 1-4 triệu thùng mỗi ngày.
Giá dầu từng nhảy vọt lên mức cao nhất trong 14 năm sau khi Nga tấn công Ukraine. Kể từ đó, giá đã giảm xuống mức trước chiến sự do lo ngại về suy thoái toàn cầu và nhu cầu yếu của Trung Quốc.
Từ đầu năm, nhu cầu năng lượng toàn cầu yếu đi khi các nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Giá dầu thô Mỹ giảm gần 14% trong năm nay, xuống dưới 70 USD một thùng.
Dù vậy, nhu cầu dầu được dự báo vẫn có thể tăng cao kỷ lục. Richard Bronze, nhà sáng lập Energy Aspects cho rằng nếu có bất kỳ điều gì làm gián đoạn nguồn cung, giá dầu thế giới sẽ lại đi lên.
Theo Dân trí
Suy thoái kinh tế đã bắt đầu? |
Tín hiệu xấu của Trung Quốc cho nền kinh tế toàn cầu |
OPEC cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu |
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Chân chạy VPI phá kỷ lục ở VPBank Hanoi International Marathon 2024
-
Tăng trưởng tín dụng đạt 9%, kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm
-
Giá vàng hôm nay (18/10): Tiếp đà tăng mạnh