Vũ khí nào khiến Hiệp ước INF đổ vỡ?
Nga và Mỹ từ lâu đã đổ lỗi cho nhau vi phạm INF. Lần này, Washington chỉ đích danh tên lửa mới của Nga, Novator 9M729. Nhưng khi Nga nói rằng họ hoàn toàn tuân thủ INF thì Mỹ đòi kiểm tra loại tên lửa này.
Nhưng ngày 19/12, Nga nói sẽ không để Mỹ làm điều đó. Moskva nói rằng phạm vi của tên lửa đặt nó hoàn toàn ngoài hiệp ước và không dài như Washington cáo buộc, nghĩa là Nga hoàn toàn tuân thủ INF. Nga đã cáo buộc Mỹ ngụy tạo cái cớ sai lạc để rút khỏi một hiệp ước mà họ vốn dĩ muốn rời bỏ để phát triển tên lửa mới.
Tên lưa mới của Nga, Novator 9M729 (được NATO gọi là SSC-8) |
Nga cho biết tên lửa SSC-8 chưa được thử nghiệm ở tầm xa hơn mà Washington cáo buộc. “Chúng tôi không cảm thấy một bước đi như như vậy sẽ là chính đáng từ quan điểm chính trị hay kĩ thuật”, Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov nói trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Kommersant ngày 19/12.
Ông Ryabkov cáo buộc Washington về những nỗ lực “cực kì soi mói” để phơi bày hoạt động sản xuất tên lửa của Nga và nói rằng trước đây Washington đã từ chối các yêu cầu của Nga xem bên trong các tàu ngầm của Mỹ theo một hiệp ước kiểm soát vũ khí khác. Bất cứ một cuộc thanh sát nào như vậy - nếu diễn ra - không nên đơn phương mà nên diễn ra ở cả hai nước, ông Ryabkov nói thêm.
Sự cương quyết trong quan điểm của hai phía phần nào cho thấy việc Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF chỉ còn là ngày một ngày hai. Có một chi tiết ít được báo giới chú ý trong bài phát biểu của Tổng thống Putin tại cuộc họp mở rộng của Hội đồng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga ngày 18/12, nhưng lại liên quan tới tương lai của INF.
Tổng thống Nga cho biết sẵn sàng đàm phán lại Hiệp ước INF, để mở rộng cho một số quốc gia khác tham gia. Dù không chỉ đích danh, Trung Quốc là nước mà Moskva nhắm đến. Trên thực tế, Mỹ muốn thông qua Nga để gây áp lực thúc Trung Quốc tham gia một hiệp ước INF mới. Theo một số nguồn tin quân sự, nếu Bắc Kinh tham gia INF, thì 95 % số tên lửa của Trung Quốc vi phạm hiệp định. Các tên lửa tầm trung trên bộ của Trung Quốc, có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km, đang đe dọa các căn cứ quân sự Mỹ, cũng như nhiều quốc gia đồng minh ở châu Á.
Chuyên gia quân sự Nga, ông Alexandre Golts, không tin là Bắc Kinh sẽ tham gia INF, vì điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc phải hủy bỏ hơn 90% số vũ khí hạt nhân hiện nay. Nói như vậy cũng có nghĩa là Mỹ sẽ đơn phương rút khỏi Hiệp ước INF khi thời hạn tối hậu thư cho Nga, 60 ngày (kể từ đầu 12/2018) kết thúc.
Nga liên tiếp đe dọa nếu Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF |
Nga đã chuẩn bị gì cho việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF? |
Nga chính thức nhận thông báo của Mỹ về hủy Hiệp ước INF |
Th.Long
AFP
-
Chính quyền Mỹ chạy đua chi tiền cho năng lượng sạch trước thềm cuộc bầu cử
-
Mỹ quan tâm tới các dự án cảng biển, logistic và y tế tại Bà Rịa - Vũng Tàu
-
Nga đòi bồi thường hơn 1 tỷ đô la từ gã khổng lồ dầu mỏ Anh
-
Cái giá phải trả cho châu Âu và Nga nếu chấm dứt vận chuyển khí đốt qua Ukraine?
-
TikTok bị kiện ở Mỹ vì “gây nghiện” cho trẻ em
-
Liên doanh dầu khí Nga - Việt đã mang về cho đất nước tỷ USD
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng