Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vụ đánh bom giết 241 lính Mỹ ở Lebanon

09:03 | 31/08/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
Chiếc xe bom lao vào doanh trại Mỹ ở thủ đô Lebanon ngày 23/10/1983, nhưng lính gác không kịp ngăn chặn vì chấp hành quy tắc giao chiến.

Năm 1975, nội chiến Lebanon bùng nổ giữa lực lượng dân quân Hồi giáo và du kích Palestine với các nhóm vũ trang Thiên chúa giáo. Các nỗ lực của Syria, Israel và Liên Hợp Quốc nhằm giải quyết xung đột ở quốc gia này đều thất bại, khiến bạo lực vẫn tiếp diễn.

Lực lượng đa quốc gia (MNF), trong đó có 800 lính thuỷ quân lục chiến Mỹ, được triển khai tới thủ đô Beirut ngày 20/8/1982 để đảm bảo du kích Palestine rút hết khỏi Lebanon.

Các nhóm dân quân Hồi giáo phản đối sự hiện diện của MNF trên lãnh thổ Lebanon, nhiều lần pháo kích vị trí của lực lượng này, nhưng binh sĩ Mỹ và Pháp thường đáp trả rất hạn chế để duy trì vị trí trung lập trong cuộc xung đột.

Vụ đánh bom giết 241 lính Mỹ ở Lebanon
Căn cứ lính thủy đánh bộ Mỹ tại Beirut năm 1982. Ảnh: Wikipedia.

Thuỷ quân lục chiến Mỹ đề ra 10 nội quy cho lực lượng làm nhiệm vụ tại Lebanon, trong đó nhấn mạnh tránh đọ súng với các nhóm vũ trang khác. Khi tuần tra, lính Mỹ chỉ được lên đạn và mở khóa an toàn nếu có lệnh của sĩ quan chỉ huy hoặc trường hợp tự vệ khẩn cấp.

Tuy nhiên, những nỗ lực này không giúp Mỹ giảm mâu thuẫn với phe Hồi giáo ở Lebanon. Ngày 18/4/1983, một nhóm vũ trang kích nổ quả bom xe cạnh đại sứ quán Mỹ tại Beirut khiến 63 người thiệt mạng và 120 người bị thương.

Tổ chức Thánh chiến Hồi giáo do Iran hậu thuẫn nhận trách nhiệm vụ đánh bom, tuyên bố mục tiêu là lực lượng nước ngoài can thiệp vào Lebanon. Sau cuộc tấn công, một số nghị sĩ Mỹ cho rằng Lầu Năm Góc nên rút lực lượng khỏi Lebanon nhằm tránh bị sa lầy, cũng như ngăn dư luận hiểu lầm về vai trò của Mỹ.

Sáng 23/10/1983, xe tải do tài xế người Iran Ismail Ascari điều khiển tiến vào sân bay quốc tế Beirut, đi thẳng tới doanh trại thủy quân lục chiến Mỹ. Chiếc xe dễ dàng tiến đến gần vị trí của quân đội Mỹ mà không bị kiểm tra bởi lính gác tin rằng đây là xe chở nước. Trên thực tế, chiếc xe tải đang chất đầy thuốc nổ của lực lượng Hồi giáo.

Vụ đánh bom giết 241 lính Mỹ ở Lebanon
Cột khói sau vụ nổ có thể thấy từ khoảng cách nhiều km. Ảnh: Wikipedia.

Sau khi đi vào bãi đỗ, lái xe bất ngờ tăng ga và đâm thẳng qua bức tường ngăn cách với doanh trại Mỹ. Chiếc xe tiếp tục lao qua cổng giữa hai vọng gác rồi đâm vào sảnh toà nhà trong căn cứ. Lính gác được trang bị súng nhưng không kịp lên đạn do thực hiện đúng quy tắc giao chiến của chỉ huy.

Ascari kích hoạt khối thuốc nổ mạnh tương đương 9,5 tấn TNT, gây tiếng nổ lớn bên trong căn cứ, nâng bổng tòa nhà 4 tầng, khiến 241 lính Mỹ thiệt mạng. Đây được coi là một trong những ngày đẫm máu nhất của quân đội Mỹ trong thập niên 1990.

Chỉ 10 phút sau, một xe bom cũng đâm vào doanh trại lính Pháp cách đó vài km. Tài xế bị bắn hạ và xe bị chặn lại, nhưng nó vẫn phát nổ và phá huỷ hoàn toàn toà nhà 9 tầng gần đó. Vụ tấn công khiến 58 lính dù Pháp thiệt mạng, trở thành thiệt hại nặng nhất đối với Pháp kể từ cuộc chiến Algeria năm 1962.

Mỹ và Pháp tuyên bố sẽ không rút quân và duy trì chính sách tại Lebanon để đối phó vụ đánh bom. Không quân hai nước cũng tung nhiều cuộc không kích vào vị trí của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vì tin rằng Tehran đứng sau những cuộc đánh bom này.

Tuy vậy, chính giới Mỹ tỏ ra không hài lòng với chính sách của tổng thống khi đó là Ronald Reagan. Lực lượng Hồi giáo cũng tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công nếu MNF không rút khỏi Lebanon trước năm 1984.

Vụ đánh bom giết 241 lính Mỹ ở Lebanon
Hiện trường đổ nát sau vụ đánh bom ngày 23/10/1983. Ảnh: Wikipedia.

Ngày 7/1/1984, tổng thống Reagan ra lệnh cho thuỷ quân lục chiến Mỹ rút khỏi Lebanon, theo sau là lực lượng của Italy và Pháp. Đến tháng 7/1984, lực lượng trên bộ của MNF không còn hiện diện tại Lebanon.

Nhiều quan chức Mỹ tin rằng Iran và Hezbollah đứng sau hai vụ đánh bom, nhưng đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào xác nhận cáo buộc đó. "Khi đó chúng ta không biết ai là kẻ đứng sau vụ đánh bom và đến giờ cũng vậy", Caspar Weinberger, bộ trưởng quốc phòng Mỹ giai đoạn 1981-1987, sau này cho biết.

Theo VNE

Chuyên gia Mỹ: Việt Nam cần sự ủng hộ của quốc tế về hồ sơ Biển Đông
Ông Trump khẳng định Mỹ sẽ thắng trong thương chiến với Trung Quốc
Những món nợ cổ của Trung Quốc sẽ trở thành vũ khí "độc" tiếp theo của ông Trump?
Bất lợi của Việt Nam trong thương chiến Mỹ - Trung
Thương chiến Mỹ - Trung: Dấu hiệu cho thấy Việt Nam không hẳn đã hưởng lợi
Mỹ có thể chặn tuyến cáp quang với Trung Quốc vì lo ngại an ninh quốc gia