Vốn FDI “rót” vào ngành chế biến gỗ tăng đột biến
Mới đây, Báo cáo nghiên cứu: “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội và rủi ro cho ngành gỗ Việt Nam” (được thực hiện bởi Tổ chức Forest Trends, Hiệp Hội Gỗ Lâm sản Việt Nam, Hiệp Hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. HCM và Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương) vừa được công bố.
Theo đó, trong 5 tháng đầu năm, số dự án FDI mới đầu tư vào ngành gỗ là 49, tương đương 73% số dự án FDI của cả năm 2018. Tổng số vốn FDI đầu tư trong 5 tháng 2019 lớn gấp 1,2 lần tổng số với đầu tư của cả năm 2018.
(Ảnh minh họa) |
Dòng vốn FDI được phân bổ vào nhóm hoạt động: Chế biến gỗ, dăm gỗ, dịch vụ ngành gỗ, pallet gỗ, phụ trợ ngành gỗ, thương mại gỗ, ván nhân tạo, viên nén và các ngành khác.
Trong đó, các dự án FDI tập trung nhiều nhất vào mảng chế biến gỗ. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm, số dự án FDI đầu tư vào mảng chế biến là 32, chiếm trên 60% trong tổng số 49 dự án đầu tư vào ngành.
Điểm đáng chú ý là, Trung Quốc dẫn đầu trong danh sách các quốc gia đầu tư vào ngành gỗ, tiếp đến là các thị trường như Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản. Nhìn chung quy mô vốn đầu tư của các dự án FDI trong ngành gỗ nhỏ, khoảng 4-5 triệu USD/mỗi dự án.
Theo báo cáo, trên 50,07 triệu USD từ các dự án FDI mới của Trung Quốc đã được đăng kí trong 5 tháng đầu năm nay, cao hơn gần 1,7 lần vốn đăng kí của các dự án FDI Trung Quốc cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, quy mô vốn đầu tư trên mỗi dự án chỉ là 2,1 triệu USD, nhỏ hơn nhiều so với con số 4,2 triệu USD – là quy mô mỗi dự án trong cùng kỳ năm trước.
Ông Tô Xuân Phúc-Tổ chức Forest Trends thông tin, các dự án FDI của Trung Quốc tăng ồ ạt về số lượng, tuy nhiên quy mô vốn ngày càng nhỏ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng về các dự án với quy mô nhỏ có thể là do trong bối cảnh Chính phủ Mỹ áp dụng các mức thuế mới đối với hàng hóa từ Trung Quốc, các DN Trung Quốc đầu tư các nhà máy nhỏ tại Việt Nam nhằm tranh thủ lợi thế về xuất xứ.
"Rủi ro xảy ra nếu các DN này nhập các mặt hàng gỗ từ Trung Quốc, sơ chế tại các nhà máy ở Việt Nam sau đó xuất sang Mỹ nhằm né thuế" - ông Tô Xuân Phúc nói.
Bên cạnh đó, ông Phúc cũng cho hay, các dự án mới từ Đài Loan cũng có quy mô rất nhỏ. Có thể đây là các dự án từ các công ty của Đài Loan đã có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Trung Quốc. Việc mở thêm dự án tại Việt Nam giúp các công ty này tránh được mức thuế mới với sản phẩm từ Trung Quốc.
Trước những thông tin trên, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) bày tỏ quan điểm: “Quan trọng nhất là chính sách quản lý và các hoạt động đầu tư hợp tác của DN phải thận trọng, lưu ý. Cơ quan quản lý luôn ủng hộ DN làm ăn chân chính, bài bản, tận dụng cơ hội. Tuy nhiên, sẽ có nhưng DN làm ăn không chân chính. Chúng tôi mong muốn DN nâng cao ý thức, hiệp hội tăng cường phối hợp để tận dụng hiệu quả cơ hội mở ra”.
M.L
Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn |
Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu gỗ |
Nhiều doanh nghiệp gỗ trong nước đã có đơn hàng đến hết năm 2019 |
-
Tin tức kinh tế ngày 22/11: Thép nhập khẩu giá rẻ liên tiếp "đổ" về Việt Nam
-
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí
-
Sửa đổi Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế
-
Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 23,28 tỷ USD
-
[Infographic] Hàng không Việt "cất cánh" trong quý III/2024