Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vingroup bắt tay Viettel cho tương lai 5G “Make in Vietnam”!

07:10 | 27/03/2021

247 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đằng sau “cái bắt tay” của hai tập đoàn lớn nhất Việt Nam đang cho người ta kỳ vọng về một “Việt Nam hùng cường” trong tương lai không xa.

Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, tỷ lệ đóng góp của mạng di động thế hệ thứ 5 (5G) vào tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 7,34% vào năm 2025. Chính phủ đang có những quyết sách lớn nhằm thúc đẩy việc thử nghiệm 5G trên diện rộng, tiến đến thương mại hóa, và sử dụng chính các thiết bị “Make in Vietnam”.

Công nghệ 5G sẽ vào tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 7,34% vào năm 2025.
Công nghệ 5G được dự báo sẽ đóng góp vào tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,34% vào năm 2025.

Theo báo cáo "Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2020" của Google, Temasek và Bain đã từng đề cập, nền kinh tế số Việt Nam đạt tổng giá trị 14 tỷ USD, cao hơn 2 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019. Trong tổng số người sử dụng dịch vụ kỹ thuật số, người dùng mới tại Việt Nam chiếm đến 41%. Điều này đưa Việt Nam thành quốc gia có tỉ lệ người dùng Internet mới cao nhất trong khu vực.

Có thể nói, Việt Nam đã và đang xác định khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là một trong những đột phá chiến lược cho giai đoạn phát triển 10 năm tới. Và trong đó, việc chủ động phát triển hạ tầng số, mạng di động băng thông rộng 5G ở Việt Nam được coi là nền tảng cốt lõi.

Và một khát vọng “Việt Nam hùng cường” với nền kinh tế số vượt trội, quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ đang được hiện thực hóa từ “cái bắt tay” của Viettel và Vingroup. Một cái bắt tay thực sự ý nghĩa khi cả hai tìm kiếm sự hợp tác về hệ sinh thái công nghệ 5G và trên hết là vì sự nghiệp “Make in Vietnam”.

Lễ ký kết hợp tác dự án nghiên cứu phát triển trạm gốc 5G gNodeB giữa Vinsmart và Viettel năm 2020.
Lễ ký kết hợp tác dự án nghiên cứu phát triển trạm gốc 5G gNodeB giữa Vinsmart và Viettel năm 2020.

Vinsmart, công ty con của tập đoàn Vingroup đã chuyển giao miễn phí dự án nghiên cứu phát triển trạm gốc 5G gNodeB cho Viettel. Đây được coi là bước đi chiến lược của hai tập đoàn, hai “ông lớn” công nghệ nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển 5G của Việt Nam.

Dự kiến, toàn bộ dự án bao gồm trang thiết bị nghiên cứu đã đầu tư, hệ thống tri thức cùng các kết quả nghiên cứu và đội ngũ nhân sự trực thuộc sẽ được Vingroup chuyển giao miễn phí cho phía Viettel.

Đây được coi là động thái khẳng định mối quan hệ tốt đẹp và đầy triển vọng giữa hai doanh nghiệp lớn của Việt Nam, một cú bắt tay vì sự nghiệp “Make in Vietnam” của quốc gia.

Theo đó, Viettel sẽ có nguồn lực để tập trung phát triển mạng lõi viễn thông và trạm EnodeB, trong khi đó, Vingroup tập trung nghiên cứu phát triển thiết bị đầu cuối 5G.

Trong sự hợp tác này, VinSmart sẽ là bên phát triển và cung cấp thiết bị vô tuyến (RU) 8T8R, Ăng ten 8T8R, thiết bị Massive MIMO 64T64R (tích hợp cả RU và Ăng ten). Đây là công nghệ phục vụ cho thu phát sóng 5G.

Trong khi đó, Tổng công ty Công nghệ cao Viettel - VHT chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển thiết bị xử lý tín hiệu (CU-DU), hệ thống mạng lõi 5G, cung cấp dịch vụ 5G và các công nghệ mới như Công nghệ điều khiển bút sóng (Beamforming) và Multi User Massive Mimo cũng cấp dịch vụ tốc độ cao cho người dùng.

Đồng thời, hai bên cũng thỏa thuận hoàn thành bộ chỉ tiêu kỹ thuật cho sản phẩm trạm gốc 5G ngay trong tháng 10, cùng với đó là việc trang bị hai phòng Lab cho mỗi bên. Cuộc gọi thử nghiệm đầu tiên trên băng tần 3.600-3.800 MHz được thực hiện trong tháng 11.

Đáng chú ý, trong công cuộc phát triển mạng 5G, Viettel đang được coi là gương mặt thứ 6 sau những “ông lớn” Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE tham gia thị trường cung cấp thiết bị mạng 5G.

Quay trở lại đầu năm 2020, khi Viettel trình bày bản demo cuộc gọi video call sử dụng phần mềm và thiết bị phần cứng mạng 5G hãng tự phát triển đã nhận được những nghi ngờ từ giới chuyên môn. Nhưng sau đó, thực tế đã chứng minh họ đã "chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G".

Viettel đang là lực lượng thứ 6 sau các ông lớn trên thế giới.
Viettel đang là lực lượng thứ 6 sau các ông lớn trên thế giới.

"Viettel sẽ là nhà cung ứng thứ sáu trên thế giới sản xuất thiết bị này và là nhà điều hành duy nhất có khả năng tự sản xuất thiết bị cho mạng lưới của mình", Viettel cho biết.

Hiện tại, ngoài việc là nhà điều hành mạng lưới lớn nhất Việt Nam, Viettel cũng cung cấp dịch vụ cho 10 quốc gia khác ở châu Á, Mỹ Latin và châu Phi.

Chuyên gia Stephane Teral từ IHS Markit tỏ ý lạc quan về sự phát triển của Viettel: "Việt Nam đang đạt kết quả tốt trong việc đầu tư vào công nghệ cao và cơ hội phát triển 5G, và trên thực tế là họ đã trở thành lực lượng thứ sáu".

Trong khi đó, hồi tháng 7 năm 2020, VinSmart cũng đã công bố phát triển thành công mẫu điện thoại thông minh Vsmart Aris 5G. Họ đã trở thành công ty Việt Nam đầu tiên sản xuất thành công thiết bị đầu cuối hỗ trợ công nghệ 5G.

Thời điểm này, theo giới chuyên gia nhận định, phía sau “cái bắt tay” của hai tập đoàn hàng đầu của Việt Nam đó chính là khát vọng và kế hoạch hiện thực hóa chiến lược “Make in Vietnam”, một chiến lược thể hiện khát khao trở thành một quốc gia hùng cường, mạnh về công nghệ, vững về vị thế, uy tín trên trường quốc tế.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp