Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Việt Nam - EU hợp tác phát triển năng lượng bền vững

06:36 | 23/06/2017

1,610 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 21/6/2017, tại Hà Nội, đại diện Liên minh châu Âu (EU) và đại diện Chính phủ Việt Nam đã ký kết Tuyên bố chung về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng bền vững.

Tuyên bố chung này nhằm tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của EU trong việc hỗ trợ Việt Nam đạt được hai mục tiêu phát triển bền vững (MTPTBV) gồm: “Bảo đảm việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người (MTPTBV số 7)” và “Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó (MTPTBV số 13)”.

viet nam eu hop tac phat trien nang luong ben vung
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cùng đại diện EU ký Tuyên bố chung về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng bền vững.

Hai mục tiêu trên đã được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc vào ngày 25-9-2015, cũng như thỏa thuận đóng góp của Việt Nam đã cam kết trong Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (có hiệu lực từ ngày 4-11-2016).

Tuyên bố chung sẽ giúp tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa Việt Nam và các nước châu Âu, cụ thể: Hỗ trợ thực hiện các cam kết của Việt Nam trong việc cung cấp một cách hiệu quả năng lượng có chất lượng cao dành cho phát triển xã hội, đa dạng hóa trong đầu tư và mô hình kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, phát triển một thị trường năng lượng cạnh tranh và thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo cũng như sử dụng năng lượng hiệu quả.

Thông qua Tuyên bố chung, EU và 11 nước thành viên EU sẽ nỗ lực thực hiện 5 mục tiêu:

1. Tăng cường hơn nữa đối thoại trong lĩnh vực năng lượng cùng với tất cả các bên liên quan, đóng góp cho một lĩnh vực năng lượng bền vững hơn thông qua việc thúc đẩy nguồn năng lượng tái tạo sạch và hiệu quả dành cho tất cả mọi công dân.

2. Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ Việt Nam để đạt được các mục tiêu đã được đưa vào trong các chiến lược quốc gia nêu trên, điều chỉnh tối ưu chính sách, thúc đẩy và chuẩn bị cho các dự án tăng cường năng lực có liên quan. Trong đó có việc xác định nhu cầu đổi mới sáng tạo dành cho các công nghệ năng lượng sạch và cung cấp sự chuyển giao công nghệ giữa EU và Việt Nam, với trọng tâm là lĩnh vực năng lượng tái tạo

3. Giúp đỡ trong việc xác định và giới thiệu các dự án năng lượng tiềm năng có thể được tài trợ với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển nhằm cải thiện sự cung cấp và tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ năng lượng hiện đại và các-bon thấp.

4. Hỗ trợ nâng cao sự tiếp cận với các giải pháp cấp điện ngoài lưới.

5. Tăng cường sự huy động khu vực tư nhân cũng như các hiệp hội và tổ chức phi chính phủ vào lĩnh vực năng lượng thông qua việc tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp, các chương trình tu nghiệp về lĩnh vực công nghiệp và các hoạt động xây dựng năng lực chiến lược nhằm cung cấp thông tin, thu hút khu vực tư nhân và các tổ chức tài trợ hướng tới các hoạt động đầu tư vào năng lượng bền vững tại Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam cũng nỗ lực thực hiện 5 mục tiêu:

1. Tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của một lĩnh vực năng lượng hiện đại và bền vững trong đó có sự đóng góp đáng kể của năng lượng tái tạo vào tổng cơ cấu nguồn cung năng lượng.

2. Dẫn dắt và điều phối đối thoại trong lĩnh vực này thông qua một chương trình về năng lượng bảo đẩm sự minh bạch thông tin liên quan tới việc cấp vốn và chuẩn bị dự án trong lĩnh vực năng lượng sạch.

3. Tiếp tục quá trình thực hiện các cải cách về quy định và pháp luật, xây dựng một môi trường phù hợp nhằm thúc đầy đầu tư tư nhân trong lĩnh vực năng lượng bên cạnh việc khuyến khích sự rút dần các khoản trợ cấp, đồng thời hỗ trợ cho các mô hình kinh doanh có hiệu quả kinh tế.

4. Thúc đẩy sự minh bạch lớn hơn trong việc thực hiện các chương trình đầu tư công và bảo đảm một khoảng thời gian chuẩn bị đủ dài dành cho các dự án nhiên liệu sạch.

5. Thúc đẩy việc sự dụng các công nghệ năng lượng bền vững và các giải pháp năng lượng hiệu quả với mục tiêu hạn chế những tác động tiêu cực đối với khí hậu và môi trường từ việc sản xuất và sử dụng năng lượng.

Bùi Công