Việt Nam có thể quan sát sao chổi vừa được phát hiện
Sao chổi C/2012 K5 (Linear) được phát hiện vào ngày 25/05/2012 trong dự án khảo sát bầu trời tự động từ mặt đất Linear (The Linear Earth-Based Automated Sky Survey). Anh Đặng Tuấn Duy, chủ nhiệm câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC) khẳng định, trong thời gian đầu năm mới, sao chổi này sẽ mang đến một màn trình diễn đáng chú ý dù không hề quan sát được qua mắt thường.
Bằng một kính viễn vọng cỡ nhỏ hay một ống nhòm, giới yêu thiên văn có thể quan sát ngôi sao chổi này cũng như ghi hình vật thể này qua máy ảnh kỹ thuật số với ống lense thông thường. Một số nhà quan sát ở nước ngoài khuyên, giới yêu thiên văn học có thể nhìn thấy đuôi sao chổi này qua kính thiên văn 5 inch.
Sao chổi C/2012 K5 (Linear) được chụp vào ngày 20/12/2012 (Ành: Virtualtelescope)
Sao chổi C/2012 K5 (Linear) hiện đã di chuyển ra xa vị trí cận điểm trên quỹ đạo của nó khoảng 1 tháng và đang tiến gần tới Trái đất. Trong 2 ngày 31/12/2012 và 1/1/2013, sao chổi đạt độ sáng lớn nhất, cách trái đất khoảng 45 triệu km. Sao chổi C/2012 K5 được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì độ sáng của nó trong khoảng thời gian 2 tuần.
Hiện sao chổi C/2012 K5 (Linear) đang ở trong chòm Gấu lớn và tiến dần về chòm Auriga trong tuần cuối cùng của năm 2012. Trong tuần đầu tháng 1, thời gian sao chổi sẽ sáng nhất và độ sáng cũng không giảm nhanh. Sao chổi sẽ nằm trong chòm Auriga và đi dần về khu vực của chòm sao nổi tiếng Orion, chòm Taurus cũng như sao Mộc hiện nay trên bầu trời.
Tại Việt Nam, mọi người có thể quan sát sao chổi này một cách thuận tiện. Vào ngày cuối cùng trong năm (31/12), sao chổi này trong địa phận chòm sao Auriga đã lên cao trước khi trăng mọc, vào khoảng sau 19h.
Anh Đặng Tuấn Duy, chủ nhiệm câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư cho biết, ánh trăng cũng có ảnh hưởng tới khả năng quan sát vật thể này. Tuy vậy, điều đáng lưu ý, những người yêu thiên văn cần theo dõi điều kiện thời tiết, chọn nơi quan sát tránh ô nhiễm ánh sáng thành phố, định vị trí sao chổi và có các thiết bị quan sát phù hợp.
Vị trí sao chổi sau ngày 1/1/2013 (Ảnh: Earith)
Hiện nay, thời tiết ở nhiều nơi không thuận lợi và mây mù cả tuần. Thời gian cuối năm ứng khoảng thời gian ánh sáng trăng vẫn chiếu sáng bầu trời, làm giảm khả năng quan sát các vật thể tối như một sao chổi. Hơn nữa, thời tiết đang còn bị ảnh hưởng của trận bão cuối cùng của năm trong mấy ngày tới nên khó có hy vọng quan sát trong tuần này. Hy vọng sang tuần đầu năm mới, trời sẽ trong trở lại và điều kiện quan sát sẽ tốt hơn.
Năm 2013, hứa hẹn một năm thu hoạch với quan sát sao chổi vì ngoài sao chổi C/2012 K5 (Linear) lần này, giới yêu thiên văn còn có thể quan sát được sao chổi Panstarrs (C/2011 L4) vào tháng 3. Và nhất là, sao chổi C/2012 SI (Ison) xuất hiện vào tháng 11 năm 2013 tới.
Hưng Long
-
“Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón”
-
Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024
-
Chiến thắng Bình Giã: Sức mạnh toàn dân làm nên mốc son lịch sử
-
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo gỡ khó cho doanh nghiệp hóa dầu