Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Việt Nam chuyển đổi số rất chậm chạp!

11:55 | 21/05/2020

552 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam diễn ra chậm chạp. Thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số, thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp vẫn là những điểm yếu trong công cuộc chuyển đổi số.    
viet nam chuyen doi so rat cham chapChuyển đổi số: Trở thành “hệ sinh thái số” vào năm 2025
viet nam chuyen doi so rat cham chapChuyển đổi số: Chuẩn bị nguồn lực
viet nam chuyen doi so rat cham chapThủ tướng: "Cần đẩy nhanh chuyển đổi số trong y tế"

Covid-19 - Cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số

Trên đây là nhận định của các chuyên gia khi nói về chuyển đổi số, kinh tế nền tảng tại Việt Nam.

Với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 vừa qua, kinh tế thế giới chứng kiến nhiều biến động, thay đổi đặc biệt là trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, đây thực sự là cơ hội để con người nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa quá trình chuyển đổi số.

viet nam chuyen doi so rat cham chap
Đai dịch Covid-19 là cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số

Chuyển đổi số theo định nghĩa của các chuyên gia là quá trình sử dụng công nghệ số để làm mới hoặc thay đổi những quy trình kinh doanh cũ, văn hóa, trải nghiệm khách hàng nhằm đáp ứng những nhu cầu của kinh doanh và thị trường. Cần phân biệt rõ chuyển đổi số và số hóa (Digitalization) là khác nhau.

Từ trước đại dịch, International Data Coperation đã dự báo, đến năm 2022, giá trị chuyển đổi số trên thế giới ước đạt 2.000 tỷ USD và tăng trưởng cao gấp 4 lần so với mức tăng trưởng trung bình của thị trường dịch vụ công nghệ thông tin. Sau đại dịch, mọi việc có thể còn tiến nhanh hơn nữa.

Theo Báo cáo về nền kinh tế số tại Đông Nam Á của Google, Tamesek và Bain & Company năm 2019, kinh tế số của Việt Nam và Indonesia tăng trưởng như “rồng được tháo xích” và dẫn đầu khu vực Đông Nam Á (khoảng 38%) và dự kiến có thể đạt mục tiêu 43 tỷ USD vào năm 2025. Đại dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong khu vực tiến hành chuyển đổi số nhanh hơn nữa.

Chậm chạp chuyển đổi số tại Việt Nam

Mặc dù được đánh giá như “rồng được tháo xích” như vậy, nhưng chuyển đổi số tại Việt Nam được chính các chuyên gia trong nước đánh giá không như mong đợi, mặc dù không ít doanh nghiệp đã nhận thức rõ vai trò của chuyển đổi số, đặc biệt là trong bối cảnh Covid-19 cùng với các lệnh giãn cách xã hội vừa qua. Những con số từ trước Covid-19 cho thấy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam diễn ra chậm chạp như thế nào: Thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số, thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp vẫn là những điểm yếu trong công cuộc chuyển đổi số.

Báo cáo của VCCI cho thấy, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm tới hơn 98% số lượng doanh nghiệp, song trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn hạn chế, có đến 80-90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990.

viet nam chuyen doi so rat cham chap
Việt Nam chuyển đổi số rất chậm chạp!

Theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương, có tới 16/17 ngành khảo sát đang có mức độ sẵn sàng thấp trước xu hướng tham gia ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động của doanh nghiệp.

Đáng chú ý, số doanh nghiệp mới bắt đầu biết về chuyển đối số chiếm tới trên 80%.

Theo PGS.TS Nguyễn Ái Việt, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia, chuyển đổi số là cơ hội của Việt Nam, sẽ mở ra những phương thức sản xuất mới, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và giúp người dân thoát khỏi đói nghèo.

Có 5 yếu tố của chuyển đổi số: Tạo con người số, phương thức hoạt động trên môi trường số, Chính phủ hoạt động minh bạch theo phong cách số, hạ tầng số, kinh tế số. “Nếu chuyển vào không gian số càng nhanh thì sự phát triển càng mạnh hơn. Bởi xã hội ngày nay là kết nối, kết nối càng lớn, càng nhiều thì cơ hội phát triển càng mạnh. Và kết nối trên không gian số dễ dàng, thuận lợi hơn kết nối trực tiếp nhiều. Do đó chúng ta phải thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số”, PGS.TS Nguyễn Việt Ái nhận định.

Để chuyển đổi số hiệu quả, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, trước hết phải hiểu rõ được vai trò của không gian số và nếu hiểu rõ được điều này đồng thời chuyển đổi số hiệu quả thì mới có thể hy vọng thay đổi diện mạo của mình.

“Tất nhiên làm được việc này không dễ bởi không có trường hợp nào một nước đang nghèo, nhờ chuyển đổi số mà thoát nghèo luôn. Vì bài học thành công là bài học của nhiều mặt. Chuyển đổi số không phải là một quá trình kỹ thuật thuần túy”, TS Nguyễn Đức Thành nói.

Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh, theo PGS.TS Nguyễn Ái Việt, cần bổ sung và điều chỉnh những cơ sở nền tảng như hành lang pháp lý, nâng cao trình độ công nghệ của nhân lực lao động, tạo cơ chế chính sách thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển công nghệ…

Tú Anh