“Việc nhà máy nước sông Đà bị đầu độc có dấu hiệu lợi ích nhóm”
Nói đến vụ nhà máy nước sông Đà bị đầu độc mới đây, trong câu hỏi chất vấn Thủ tướng, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nêu: Qua việc nhà máy nước sông Đà bị đầu độc có dấu hiệu lợi ích nhóm, tạo ra một cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường nước sạch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng bộc lộ một lỗ hổng về an ninh quốc gia. Theo đại biểu, cần làm ba việc: phải xử lý nghiêm lý nghiêm các vi phạm; cần xem xét lại hoàn thiện quy hoạch sản xuất và cung ứng nước sạch; nghiên cứu xây dựng luật về cung ứng sản xuất và cung ứng nước sạch.
ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) |
Liên quan đến vấn đề nước sạch, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Công thương, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) nêu rõ: An ninh nguồn nước còn quan trọng hơn cả an ninh lương thực. Song gần đây có tình trạng thoái vốn đến 100% ở các công ty cung cấp nước sạch, gây nhiều lo lắng, nguy cơ về an ninh nguồn nước.
Cụ thể, đại biểu cho hay, vừa qua, dư luận phản ánh việc tỷ phú Thái Lan đã mua đến 34% cổ phần của Nhà máy nước sạch Sông Đuống. Trước tình hình cung cấp nước sạch ở Hà Nội như vừa rồi, chúng ta phải xem xét lại chủ trương này.
Trước tình hình trên, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng như Thủ tướng cho biết thêm ý kiến của mình về việc này. "Tôi rất khẩn thiết đề nghị xem xét lại không nên thoái vốn, hoặc Nhà nước phải nắm cổ phần chi phối tại các đơn vị này".
Trả lời nội dung mà ĐB Nhưỡng và ĐB Nghĩa nêu, Thủ tướng nói: “Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện đúng pháp luật về Luật Quản lý nguyên nước năm 2012 đã được Quốc hội thông qua. Trong đó phải làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch và quản lý chặt chẽ, đảm bảo an ninh nguồn nước an toàn cho người dân tránh tình trạng như thời gian qua báo chí đã nêu”.
Về việc tỷ lệ nắm giữ của nhà nước đối với việc cung ứng nước sạch cho người dân, Thủ tướng nhấn mạnh: “Tôi yêu cầu các cấp, các ngành nắm và thực hiện theo đúng quyết định 2502 ngày 22/12/2016 của Thủ tướng (Quyết định phê duyệt điều chỉnh định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050). Tôi nhất trí rằng đây là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của người dân. Chính vì vậy, Thủ tướng phải tăng cường chỉ đạo các cấp kiểm tra các cấp, các ngành để thực hiện đúng Luật về bảo vệ tài nguyên nước mà chúng ta đã ban hành”.
M.L
Công ty nước sạch sông Đà xin lỗi khách hàng |
Vụ “nước bẩn” Sông Đà: Người dân phải được bồi thường thiệt hại! |
Manh mối nào khiến thủ phạm đổ chất thải “đầu độc” nguồn nước sông Đà bị bắt giữ? |
-
Thủ tướng kể chuyện thời tuổi trẻ làm Bí thư đoàn trường cấp 3
-
Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm hoạt động Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ
-
Thủ tướng gặp mặt đoàn công tác Quỹ Vừ A Dính và Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”
-
Tiếp xúc cử tri, Thủ tướng nhớ lại một lần lỡ hẹn
-
Lồng ghép dự án Dữ liệu dân cư, Căn cước công dân đã tiết kiệm hơn 1.000 tỷ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp