Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vì sao xuất siêu 10,7 tỷ USD lại đáng lo ngại?

07:30 | 24/10/2020

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại hàng hóa trong quý 3 ước tính thặng dư 10,7 tỷ USD - mức thặng dư thương mại cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Trong đó khu vực kinh tế trong nước thâm hụt 1,08 tỷ USD, khu vực FDI (kể cả dầu thô) thặng dư 11,8 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa quý 3 đạt mức tăng trưởng tốt, đạt 79,74 tỷ USD, tăng 11,1% so cùng kỳ năm 2019 và tăng 33,9% so với quý 2. Trong đó, xuất khẩu tới từ nhóm doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng chủ yếu đạt 49,99 tỷ USD, tăng 2% (chiếm 63% tổng kim ngạch). Xuất khẩu từ khu vực trong nước tăng 32%, đạt 29,75 tỷ USD.

xuat-khau-gao-giam-gan-15-gia-tri-trong-8-thang
Xuất khẩu gạo tăng hơn 11% về giá trị và lượng.

Việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/8/2020 đã thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU trong quý 3 như điện tử máy tính và linh kiện, thủy sản, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng. So với cùng kỳ năm 2019, mặt hàng điện tử máy tính và linh kiện đạt 12,72 tỷ USD, tăng 26,4%; hàng dệt may đạt 8,98 tỷ USD, giảm 6,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 7,78 tỷ USD, tăng 62,8%.

Tổng kim ngạch nhập khẩu quý 3 ước tính đạt 69,02 tỷ USD, tăng 2,27% so cùng kỳ năm 2019, tăng 19,34% so với quý 2. Cụ thể, nhập khẩu của khu vực trong nước tăng, chiếm 45% kim ngạch nhập khẩu (quý 3/2019 chỉ chiếm 41%). Chín tháng năm 2020 chứng kiến thặng dư thương mại đạt 16,52 tỷ USD - mức thặng dư cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây nhờ vào xuất khẩu tăng mạnh trong khi nhập khẩu giảm nhẹ (cùng kỳ năm 2019 thặng dư 5,8 tỷ USD, năm 2018 là 4,7 tỷ USD, năm 2017 là âm 0,5 tỷ USD).

Khu vực trong nước thâm hụt 9,67 tỷ USD, giảm 50,22% (cùng kỳ năm 2019 thâm hụt 19,43 tỷ USD, tăng 6,36%). Khu vực có vốn đầu tư FDI thặng dư 25,86 tỷ USD, tăng 2,3%. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu chín tháng ước tính đạt 202,57 tỷ USD, tăng 4,1%. Điện thoại và linh kiện vẫn là các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất, đạt 36,78 tỷ USD, chiếm 18,16% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 5,2%.

Theo sau là mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 18,2 tỷ USD, tăng 39,8% so với cùng kỳ; giày dép đạt 12,13 tỷ USD, giảm 8,4%; hàng dệt may đạt 22,16 tỷ USD, giảm 9,9% ; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,5 tỷ USD, tăng 12,6%.

Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực FDI. Thị trường xuất khẩu khó khăn, giá xuất khẩu bình quân của nhiều mặt hàng nông sản đều giảm so với cùng kỳ năm trước khiến kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng nông, thủy sản chín tháng năm nay đều giảm so với cùng kỳ năm trước: Rau quả giảm 11,5%; hạt điều giảm 3,5%; cà phê, giảm 1%; hạt tiêu giảm 17,5%.

Riêng mặt hàng gạo đạt 2,45 tỷ USD, tăng 11,1% nhờ vào nhu cầu dự trữ gạo của các nước tăng do dịch bệnh.

Tính chung chín tháng năm 2020, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 186,05 tỷ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 9 tháng có 31 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 73,4% tổng trị giá nhập khẩu, trong đó: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt giá trị cao nhất, chiếm 24,23% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu, tăng 17,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm 1,3%; điện thoại và linh kiện tăng 0,1%; vải các loại giảm 13,4%.

Xét về thị trường xuất nhập khẩu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 54,74 tỷ USD, tăng 22,7%. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 57,6 tỷ USD, tăng 4,1%.

Hoa Kỳ là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam đạt 44,36 tỷ USD, tăng 30,8%. Việt Nam xuất siêu sang EU đạt 18,35 tỷ USD, giảm 8,4%. Nhập siêu từ Trung Quốc 25,11 tỷ USD, giảm 7,3%; từ Hàn Quốc 18,55 tỷ USD, giảm 9,7%, từ ASEAN 4,8 tỷ USD, tăng 3,5%.

vi-sao-xuat-sieu-107-ty-usd-lai-dang-lo-ngai
Bộ Tài chính Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ.

Chính việc thặng dư thương mại ngày càng cao với Mỹ đã khiến quốc gia này chính thức quyết định điều tra Việt Nam về vấn đề thao túng tiền tệ vào tháng 8. Các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ có thể sẽ được áp dụng dưới hình thức thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu dựa trên trên mức độ thao túng tiền tệ của Việt Nam.

Vào ngày 25/8, Bộ Tài chính Hoa Kỳ ra thông báo rằng tiền đồng của Việt Nam đã được định giá thấp hơn 4,7% trong năm 2019 và Mỹ sẽ áp thuế lên mặt hàng vỏ lốp xe xuất khẩu của Việt Nam.

Vào ngày 2/10, Văn phòng chính phủ Mỹ cũng đưa ra thông báo sẽ mở điều tra riêng biệt khác về việc nhập khẩu gỗ của Việt Nam do cho rằng có thể xảy ra việc dùng gỗ phi pháp trong hàng xuất sang Mỹ gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp và lao động Mỹ. Đồng thời Việt Nam có nguy cơ trở thành thị trường tạm nhập tái xuất của Trung Quốc nhằm lách lệnh trừng phạt của Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc.

Do các mặt hàng xuất khẩu nhiều sang Mỹ chủ yếu là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác. Trong khi Việt Nam lại nhập khẩu nhiều các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng từ Trung Quốc.

Vì thế, tất cả những con số thống kê nêu trên về sự tăng trưởng đột ngột của nhập khẩu từ Trung Quốc và xuất khẩu sang Mỹ cho cùng một số loại mặt hàng (như linh kiện điện tử) nhiều khả năng chỉ chỉ thuấn túy là tạm nhập tái xuất, không phải do khu vực sản xuất trong nước mở rộng.

Một số chuyên gia kinh tế tại cuộc họp công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III năm 2020 của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách điều tra là tín hiệu đáng lo ngại, nếu Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam không nhanh chóng chứng minh được những cáo buộc trên, sẽ có các quốc gia khác đưa Việt Nam vào tầm ngắm, ảnh hưởng sâu sắc tới uy tín quốc gia cũng như doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.

VEPR cũng đưa ra khuyến nghị giải quyết vấn đề này, theo đó Chính phủ nên có các chính sách thắt chặt các quy định về nguồn gốc của các nguyên liệu đầu vào công nghiệp nhập khẩu. Làm rõ, làm chặt tất cả các loại hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu của Việt Nam về nguồn gốc xuất xứ, buộc các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về công bố xuất xứ sản phẩm.

Tùng Dương

Bài 1: Xuất nhập khẩu - Dịch vụ đã thay đổi về chất Bài 1: Xuất nhập khẩu - Dịch vụ đã thay đổi về chất
Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện EVFTA Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện EVFTA
Kinh tế Việt Nam không hề Kinh tế Việt Nam không hề "chông chênh"!
Thặng dư thương mại 7 tháng đầu năm tăng mạnh lên 8,4 tỷ USD Thặng dư thương mại 7 tháng đầu năm tăng mạnh lên 8,4 tỷ USD

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,000 85,800
AVPL/SJC HCM 82,000 85,800
AVPL/SJC ĐN 82,000 85,800
Nguyên liệu 9999 - HN 83,350 84,350
Nguyên liệu 999 - HN 83,250 84,250
AVPL/SJC Cần Thơ 82,000 85,800
Cập nhật: 10/11/2024 06:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 83.400 85.200
TPHCM - SJC 82.000 85.800
Hà Nội - PNJ 83.400 85.200
Hà Nội - SJC 82.000 85.800
Đà Nẵng - PNJ 83.400 85.200
Đà Nẵng - SJC 82.000 85.800
Miền Tây - PNJ 83.400 85.200
Miền Tây - SJC 82.000 85.800
Giá vàng nữ trang - PNJ 83.400 85.200
Giá vàng nữ trang - SJC 82.000 85.800
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 83.400
Giá vàng nữ trang - SJC 82.000 85.800
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 83.400
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 83.300 84.100
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 83.220 84.020
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 82.360 83.360
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 76.640 77.140
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 61.830 63.230
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 55.940 57.340
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 53.420 54.820
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 50.050 51.450
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 47.950 49.350
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 33.740 35.140
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 30.290 31.690
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 26.500 27.900
Cập nhật: 10/11/2024 06:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,240 8,540
Trang sức 99.9 8,230 8,530
NL 99.99 8,230
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,230
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,330 8,600
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,330 8,600
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,330 8,550
Miếng SJC Thái Bình 8,200 8,600
Miếng SJC Nghệ An 8,200 8,600
Miếng SJC Hà Nội 8,200 8,600
Cập nhật: 10/11/2024 06:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,386.96 16,552.48 17,083.62
CAD 17,748.68 17,927.96 18,503.23
CHF 28,233.20 28,518.39 29,433.48
CNY 3,445.62 3,480.43 3,592.11
DKK - 3,588.51 3,725.96
EUR 26,564.12 26,832.44 28,020.85
GBP 31,960.73 32,283.56 33,319.48
HKD 3,171.21 3,203.24 3,306.03
INR - 298.91 310.86
JPY 159.65 161.26 168.93
KRW 15.77 17.52 19.01
KWD - 82,255.58 85,544.62
MYR - 5,708.37 5,832.91
NOK - 2,273.02 2,369.54
RUB - 245.70 272.00
SAR - 6,714.29 6,982.77
SEK - 2,311.29 2,409.44
SGD 18,644.17 18,832.49 19,436.79
THB 654.77 727.53 755.39
USD 25,100.00 25,130.00 25,470.00
Cập nhật: 10/11/2024 06:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,180.00 25,191.00 25,491.00
EUR 26,817.00 26,925.00 28,011.00
GBP 32,279.00 32,409.00 33,356.00
HKD 3,197.00 3,210.00 3,312.00
CHF 28,494.00 28,608.00 29,444.00
JPY 161.79 162.44 169.40
AUD 16,587.00 16,654.00 17,140.00
SGD 18,843.00 18,919.00 19,436.00
THB 724.00 727.00 758.00
CAD 17,942.00 18,014.00 18,519.00
NZD 15,013.00 15,497.00
KRW 17.54 19.27
Cập nhật: 10/11/2024 06:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25105 25105 25445
AUD 16435 16535 17098
CAD 17848 17948 18499
CHF 28585 28615 29408
CNY 0 3496.3 0
CZK 0 1028 0
DKK 0 3648 0
EUR 26786 26886 27759
GBP 32251 32301 33404
HKD 0 3240 0
JPY 162.93 163.43 169.94
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.8 0
LAK 0 1.102 0
MYR 0 5952 0
NOK 0 2294 0
NZD 0 14980 0
PHP 0 407 0
SEK 0 2336 0
SGD 18743 18873 19595
THB 0 687.3 0
TWD 0 782 0
XAU 8200000 8200000 8600000
XBJ 7900000 7900000 8600000
Cập nhật: 10/11/2024 06:45