Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Kinh tế Việt Nam không hề "chông chênh"!

11:16 | 08/09/2020

895 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Việt Nam là một nền kinh tế mở, chính vì vậy khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến kinh tế toàn cầu, nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán rằng kinh tế nước ta sẽ lâm vào tình trạng chông chênh.

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở trong nước và trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam. Xét trên bình diện hoạt động xuất, nhập khẩu, tổng kim ngạch 8 tháng năm 2020 ước tính đạt 336,32 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ. Trong đó xuất khẩu đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6%; nhập khẩu đạt 162,21 tỷ USD, giảm 2,2%.

thieu-giong-lua-so-1-1
Xuất khẩu gạo đang có xu hướng tăng chất, giảm lượng.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8/2020 ước tính đạt 26,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,5 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 17 tỷ USD, tăng 8%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8 tăng 2,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,3% nhưng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 4,6%.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8/2020 tăng 6,5% so với tháng 7/2020 và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 26,5 tỷ USD là mức cao nhất tính theo tháng trong năm 2020.

Trong tháng 8/2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm 2019 nhưng xét tới các nhóm hàng, mặt hàng chính vẫn cho thấy sự khó khăn nhất định.

Cụ thể, so với tháng 8/2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng chủ yếu đến từ đà tăng trưởng cao của một số mặt hàng như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với mức tăng 15%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 43,6%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 21,7%. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng chủ lực khác vẫn sụt giảm so với cùng kỳ năm 2019 như: Điện thoại các loại và linh kiện giảm 10,2%; hàng dệt và may mặc giảm 10,9%, giày dép các loại giảm 11%; xơ, sợi, dệt các loại giảm 14,8%...

Một số mặt hàng nông, thủy sản cũng ghi nhận sự sụt giảm như: Thủy sản giảm 1,2%; hạt điều giảm 16,5%; cà phê giảm 0,2%; chè các loại giảm 6,5%; hạt tiêu giảm 3,8%...

Trong tháng 7 và tháng 8/2020, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đều tăng trưởng cao ở mức hai con số so với tháng trước (tăng 17,5% trong tháng 7/2020 và tăng 23,7% trong tháng 8/2020) do Samsung cho ra mắt mẫu điện thoại thông minh mới Galaxy Note20 và chính thức bán ra toàn cầu trong tháng 8/2020.

nhap-khau-dau-tho-cua-trung-quoc-tu-my-dat-ky-luc-trong-thang-7
Dầu thô xuất khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì giá thấp.

Tính chung 8 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng với kim ngạch xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng 15,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 113,31 tỷ USD (chiếm 65,1% tổng kim ngạch xuất khẩu), giảm 4,5%.

Trong 8 tháng có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 89,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 8 tháng, xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản của Việt Nam có sự sụt giảm, chỉ có nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng nhẹ.

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản sụt giảm mạnh nhất, ước đạt 2,013 tỷ USD, giảm 34,5%. Trong nhóm hàng này, dầu thô là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất với 3,35 triệu tấn, trị giá 1,109 tỷ USD, tăng 22,4% về lượng nhưng giảm 21,2% về trị giá do giá giảm. Còn kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 147,096 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ, chiếm 84,5% tổng kim ngạch xuất khẩu chung.

Trong đó, ngành sản xuất điện tử vẫn duy trì là động lực tăng trưởng xuất khẩu cho ngành chế biến chế tạo với sự chuyển dịch tăng trưởng từ điện thoại các loại và linh kiện sang xuất khẩu nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện (tăng 24,8%). Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác cũng tăng mạnh 31,9%, đạt 15,05 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 9,6%, đạt 7,32 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu sắt thép các loại tăng 5,7%...

Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng khác trong nhóm hàng này 8 tháng so với với kỳ lại giảm như: Điện thoại các loại và linh kiện giảm 5,5%; hàng dệt và may mặc giảm 11,6%; giày dép các loại giảm 8,6%; xơ, sợi, dệt các loại giảm 19,4%; túi xách, ví, vali, mũ, ô dù giảm 15,6%...

Một loạt con số thống kê của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu nêu trên cho thấy, nền kinh tế nước ta đang có tính chủ động và linh hoạt khá cao. Với sự phát triển mạnh của khu vực kinh tế trong nước (liên tục tăng trưởng hơn 10%), đã chứng minh tiềm lực phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam đang được hỗ trợ và khai thông mạnh mẽ. Đây chính là nền tảng của nền kinh tế tự chủ, linh hoạt và chủ động hợp tác trong tương lai.

Tùng Dương

Thặng dư thương mại 7 tháng đầu năm tăng mạnh lên 8,4 tỷ USD Thặng dư thương mại 7 tháng đầu năm tăng mạnh lên 8,4 tỷ USD
Kiểm soát thương mại và dịch bệnh giữa Việt Nam và Trung Quốc Kiểm soát thương mại và dịch bệnh giữa Việt Nam và Trung Quốc
Nửa đầu tháng 6 nhập khẩu xăng dầu các loại tăng 65,6% Nửa đầu tháng 6 nhập khẩu xăng dầu các loại tăng 65,6%
Bộ Công Thương: Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới xuất nhập khẩu Bộ Công Thương: Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới xuất nhập khẩu