Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bộ Công Thương: Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới xuất nhập khẩu

21:05 | 10/05/2020

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đánh giá về xuất nhập khẩu quý II/2020, Bộ Công Thương nhận định hoạt động thương mại Việt Nam dự kiến phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là nền kinh tế nước ta có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế trước diễn biến của dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, khó lường.

Việt Nam hiện đã hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu nhờ lĩnh vực sản xuất phát triển mạnh mẽ. Tỷ lệ giao dịch thương mại so với GDP đã tăng lên 300% và nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ cao nhất tại châu Á.

bo cong thuong dich covid 19 anh huong lon toi xuat nhap khau
Nhu cầu hàng hóa toàn cầu giảm sâu ảnh hưởng trực tiếp đến xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, dịch Covid-19 đang tác động trực tiếp đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ở 5 điểm chính gồm: nhu cầu hàng hóa sụt giảm mạnh, giao thương hạn chế, hoạt động thông quan hàng hóa khó khăn, nguồn lao động và sức khỏe của doanh nghiệp, giá hàng hóa giảm mạnh.

Về nhu cầu hàng hóa, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 tại các khu vực châu Âu, Hoa Kỳ, ASEAN, Trung Đông chưa được kiểm soát, việc các nước áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

Từ tháng 3, toàn cầu bước vào giai đoạn đại dịch với mức độ lây lan nhanh nguy hiểm, Chính phủ các quốc gia ban hành những biện pháp kiểm soát dịch bệnh như tạm đóng cửa xuất nhập cảnh, hạn chế tụ tập, mua sắm đông người, hạn chế hoạt động của các Trung tâm thương mại... khiến nhu cầu mua bán hàng tiêu dùng như: dệt may và giày dép, đồ gỗ… tại nhiều thị trường giảm.

Hiện tại, xu hướng chính của các đối tác nhập khẩu của Việt Nam thông báo là hoãn đơn hàng trong tháng 4, 5 và tạm thời chưa đàm phán đơn hàng từ tháng 6 trở đi (thông thường hằng năm, thời gian này đã là thời gian đàm phán cho các đơn hàng cuối năm). Nguyên nhân chủ yếu được các nhà nhập khẩu vận dụng điều khoản Bất khả kháng (Force Majeure) khi nhiều nước yêu cầu đóng cửa các thành phố, thậm chí toàn quốc, người dân được yêu cầu ở nhà.

Chính lý do này đã khiến các mặt hàng như dệt may, da giày, đồ gỗ… đang hứng chịu tác động kép từ dịch Covid-19 do nguồn nguyên liệu sản xuất vừa mới được cải thiện từ đầu tháng 3, nhưng nay lại gặp khó khăn ở thị trường đầu ra, đặc biệt EU và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

bo cong thuong dich covid 19 anh huong lon toi xuat nhap khau
Nhiều đơn hàng dệt may, da giày, gỗ xuất khẩu của Việt Nam bị hủy trong tháng 4, 5.

Nhận định về nhu cầu hàng hóa, Bộ Công Thương cho rằng sẽ có xu thế giảm trong trung hạn do Covid-19 tác động mạnh lên kinh tế toàn cầu, đặc biệt nhu cầu hàng hóa toàn cầu vốn trải qua nhiều khó khăn khi đang ở cuối của một chu kỳ tăng trưởng cũng như tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Mặt khác, Việt Nam cũng như nhiều nước đã hạn chế các chuyến bay quốc tế đi và đến, đồng thời tiến hành giãn cách xã hội. Thêm vào đó, khuyến cáo tránh tiếp xúc cũng ảnh hưởng nghiêm trọng hoạt động giao dịch, làm việc trao đổi của doanh nghiệp Việt Nam và đối tác, đặc biệt đối với các hoạt động giao dịch cần phải có sự trao đổi làm việc trực tiếp.

Bên cạnh đó, hoạt động thông quan hàng hóa khó khăn, đang làm tăng thêm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Thời điểm hiện nay, các nước vẫn thực hiện thông quan hàng hóa nhưng tiến độ chậm do tăng cường kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh ở cả hai đầu (xuất và nhập).

Tác động thứ tư của dịch Covid-19 là ảnh hưởng đến nguồn lao động và sức khỏe của doanh nghiệp Việt Nam. Tình trạng hủy và hoãn đơn hàng kéo dài sẽ khiến nhiều doanh nghiệp đứng trước những khó khăn như: trả lương người lao động, nhà cung cấp, tiền thuê mặt bằng, lãi vay ngân hàng... Đó là chưa kể đến ngay cả khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các đơn hàng được nối lại, có thể nhiều doanh nghiệp không thể phục hồi ngay để sản xuất sẽ ảnh hưởng tới nguồn hàng dành cho xuất khẩu.

Cuối cùng là việc giá các mặt hàng chủ lực của Việt Nam đều đồng loạt giảm cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Có thể kể đến một số mặt hàng như giá xuất khẩu nhân điều giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2019, cà phê giảm 2,2%, chè giảm 13,1%, hạt tiêu giảm 19%.

bo cong thuong dich covid 19 anh huong lon toi xuat nhap khau
Giá dầu thô thế giới giảm âm lần đầu tiên trong lịch sử.

Đặc biệt, trên thị trường thế giới, tính đến ngày 27/4/2020, giá dầu thô WTI đã giảm mạnh 77,3% (tương ứng giảm 53,46 USD/thùng) so với đầu năm 2020, xuống còn 15,72 USD/thùng. Đáng chú ý, có thời điểm giá dầu WTI lần đầu tiên xuống âm trong phiên giao dịch 20/4 ở mức -37,63 USD/thùng. Giá dầu thô Brent cũng giảm tới 61,1% (tương ứng 38,44 USD/thùng), xuống còn 24,5 USD/thùng. Mà nguyên nhân chính dẫn tới giá dầu lao dốc được xác định do tác động của dịch Covid-19 khiến nhu cầu dầu toàn cầu suy giảm nghiêm trọng.

Có thể nói dịch Covid-19 lây lan mạnh tại nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới từ giữa tháng 3/2020 đến nay đã gây ra sự gián đoạn đối với chuỗi thương mại toàn cầu và ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 4/2020.

Thành Công

bo cong thuong dich covid 19 anh huong lon toi xuat nhap khau

Xuất khẩu xơ sợi giảm mạnh nhất trong ngành hàng dệt may vì Covid-19
bo cong thuong dich covid 19 anh huong lon toi xuat nhap khau

Dịch bệnh khó khăn, thu ngân sách nhà nước vẫn tăng gần 2% so với cùng kỳ
bo cong thuong dich covid 19 anh huong lon toi xuat nhap khau

Hơn 83% doanh nghiệp bị thu hẹp thị trường vì đại dịch Covid-19
bo cong thuong dich covid 19 anh huong lon toi xuat nhap khau

Tổng cục Hải quan thu ngân sách quý I giảm gần 10%