Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vì sao Trung Quốc lọt tầm ngắm của khủng bố Hồi giáo?

06:47 | 21/08/2014

11,120 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Không chỉ lực lượng ISIS, một số tổ chức khủng bố Hồi giáo khác cũng đã đưa Trung Quốc vào tầm ngắm.

>> Thực hư kế hoạch tấn công Tân Cương của ISIS

Không chỉ lực lượng ISIS, một số tổ chức khủng bố Hồi giáo khác cũng đã đưa Trung Quốc vào tầm ngắm. Trong cuộn ghi âm 8 phút phát ngày 24/11/2013, thủ lĩnh Abdullah Mansour của nhóm Hồi giáo Turkestan Islamic Party (TIP) tự nhận họ đã gây ra cuộc tấn công tại Thiên An Môn ngày 28/10.2013; và đó chỉ là “đoạn dạo đầu”.

Trong đoạn băng, Mansour nói rằng “các người đã lừa dối Ðông Thổ (East Turkestan) trong 60 năm và bây giờ là lúc họ tỉnh ngộ”. Trước đó, Trung Quốc cáo buộc nhóm Phong trào Hồi giáo Ðông Thổ (ETIM) là thủ phạm, trong khi nhóm này đã bị giải tán cách đây 10 năm sau khi thủ lĩnh của họ bị giết tại Pakistan. 

Nếu Duy Ngô Nhĩ là một sắc tộc thiểu số du mục nào đó thì Tân Cương đã được “bình định” từ lâu. Tuy nhiên, đụng đến Hồi giáo lại khác. Dính đến Hồi giáo thì khó có thể không làm “tổn thương” Al-Qaeda. Cần nhắc lại, cách đây 4 năm, ngày 7/10/2009, một thủ lĩnh cấp cao Al-Qaeda, Abu Yahya al-Libi, từng kêu gọi một cuộc thánh chiến toàn cầu chống Trung Quốc! 

ISIS và kế hoạch tấn công Tân Cương

Thủ lĩnh nhóm ISIS Abu Bakr al-Baghdadi

Al-Qaeda từng có lúc chủ trương dùng Trung Quốc làm đối trọng chống Mỹ. Trên chuyên san Washington Quarterly (SUMMER 2011), Brian Fishman cho biết, thời Taliban cai trị Afghanistan, các nhóm Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ cũng lập trại tại nước này; nhưng họ, trong đó có ETIM, bị Taliban cấm gây rối Trung Quốc.

Năm 1997, sau loạt đánh bom tại Bắc Kinh do Duy Ngô Nhĩ thực hiện, Osama Bin Laden đã “bán cái” cho CIA khi nói: “Mỹ muốn gây thù giữa Trung Quốc và Hồi giáo. Hồi giáo Tân Cương bị cáo buộc thực hiện các vụ đánh bom tại Bắc Kinh nhưng tôi nghĩ những vụ nổ này được CIA tài trợ. Nếu Afghanistan, Pakistan, Iran và Trung Quốc hợp nhất, Mỹ và Ấn Ðộ sẽ bị vô hiệu”…

Năm 2000, Trung Quốc là quốc gia không thuộc Hồi giáo đầu tiên có cuộc gặp cấp đại sứ với thủ lĩnh Taliban Mullah Omar! Trong cuộc gặp, Omar khẳng định với Ðại sứ Trung Quốc rằng, y không muốn can thiệp nội bộ Trung Quốc và cũng không cho phép bất kỳ nhóm Hồi giáo nào làm như vậy.

Sách lược của Al-Qaeda: Sự trỗi dậy của Trung Quốc là xấu đối với Mỹ và cái gì xấu với Mỹ thì tốt cho họ. Sách lược của Bắc Kinh: Cái gì xấu cho Mỹ thì tốt cho Trung Quốc! 

Năm 2003, ETIM tan rã. Ðầu năm 2008, TIP tuyên bố họ là nhóm kế tục. Họ bắt đầu tuyên truyền về sự đàn áp Hồi giáo Tân Cương. Họ thậm chí đe dọa khủng bố Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Tháng 7/2008, họ tung ra một video tự nhận trách nhiệm loạt vụ đánh bom xe buýt ở Thượng Hải và Vân Nam. 6 tháng sau, chiến dịch tuyên truyền chống Trung Quốc của TIP thậm chí được “đánh” qua Trung tâm thông tin al-Fajr - “cổng thông tin” chuyên phát những hiệu triệu thánh chiến của “Al-Qaeda trung ương”. Sau vụ trấn áp đổ máu do an ninh Trung Quốc thực hiện tại Tân Cương vào tháng 7/2009, thủ lĩnh TIP, Abd-al- Haqq Turkistani, lại kêu gọi thánh chiến chống Trung Quốc trên toàn cầu. Tháng 7/2010, ba người Hồi giáo bị bắt tại Na Uy với cáo buộc âm mưu tấn công Tòa đại sứ Trung Quốc. Vụ việc cho thấy Hồi giáo toàn cầu đã có những phản ứng nhất định đối với kêu gọi của TIP…

Thập niên 60 của thế kỷ trước, hàng chục ngàn người Duy Ngô Nhĩ trốn Tân Cương và tràn vào các nước Trung Á thuộc Liên Xô. Họ kêu gọi Moskva giúp nhưng Liên Xô chỉ ậm ừ vì lo rằng, phong trào Hồi giáo cực đoan lan rộng Trung Á.

Sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc tiếp cận Trung Á bằng chiến lược kinh tế, đặc biệt qua công cụ “Tổ chức hợp tác Thượng Hải”, ra đời năm 1996 (ban đầu gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan Tajikistan và Trung Quốc). Mặc cả như sau: Ðể được giúp phát triển kinh tế (vốn tan hoang suốt những năm nằm trong quỹ đạo Liên Xô), các nước này phải gây sức ép chính trị lên các tổ chức Duy Ngô Nhĩ lưu vong. Theo cách gần tương tự, Bắc Kinh cũng khiến Trung Ðông và châu Phi bỏ rơi “yếu tố Hồi giáo” trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Chiến lược xây lá chắn chặn Hồi giáo còn được Bắc Kinh đặc biệt làm đậm tại Pakistan… 

Tuy nhiên, sự bùng nổ làn sóng chống đối của người Duy Ngô Nhĩ liên tục gần đây đã cho thấy chính sách của Bắc Kinh đối với Tân Cương đã thất bại!

Mạnh Kim