Vì sao Trung Quốc kiên quyết giữ vững chính sách Zero Covid?
Vào đầu tháng 1/2022, tập đoàn điện tử Samsung Electronics và Micron Technology phải giảm sản lượng tại Tây An (Xi’an), sau khi phát hiện một số ca dương tính. Tuần trước, các nhà máy của Volkswagen và Toyota, hai hãng xe hơi lớn nhất thế giới đành ngưng hoạt động toàn bộ tại Thiên Tân (Tianjin), do vài ca Omicron tại thành phố cảng 14 triệu dân. Ở Ninh Ba (Ningbo), đến lượt Shenzhou International Group - nhà cung cấp cho các thương hiệu như Nike, Adidas, Uniqlo - đóng cửa nhà máy.
Tại địa điểm lắp ráp Airbus ở ngoại ô Thiên Tân, tuy sản xuất chưa bị ảnh hưởng nhưng các hạn chế ra vào thành phố gây phức tạp cho việc giao hàng. Tổng giám đốc Airbus Guillaume Faury cảnh báo, Omicron có thể thay đổi đáng kể tình hình Trung Quốc so với hai năm trước. Cho dù liên tiếp xuất hiện các ổ dịch, nhà cầm quyền nhất quyết bám vào chủ trương zero Covid, khiến người ta lo ngại sẽ gây rối loạn kinh tế thế giới, mà theo chủ tịch EurasiaGroup, là nguy cơ số 1 của năm 2022.
Việc đóng cửa những khu vực rộng lớn khiến các tập đoàn Hàn Quốc và Nhật Bản bỗng nhận ra mối nguy lệ thuộc vào Trung Quốc. Báo cáo mới nhất của Liên đoàn Kỹ nghệ Hàn Quốc (KFI) cho biết 29,3% linh kiện, phụ tùng sử dụng là từ Trung Quốc, còn ở Nhật Bản là 28,9%; và ngày càng tập trung vào các lãnh vực chiến lược. Đặc biệt với bình điện lithium-ion, tỉ lệ này lên đến 93,3% đối với Hàn Quốc và 66,1% với Nhật Bản. KFI muốn giảm dần lệ thuộc bằng sản xuất trong nước, còn chính phủ Nhật đang xem xét một chương trình tài trợ mới cho những sản phẩm chiến lược.
Tính đến nay, Trung Quốc ghi nhận 4636 người chết vì Covid-19. Với chính sách Zero Covid - đưa ca nhiễm về số 0, Trung Quốc đã đóng cửa biên giới từ tháng 3/2020. Để người dân trong nước có thể sống gần như bình thường, cái giá phải trả là sự kiểm soát chặt chẽ, và các biện pháp nghiêm khắc, ngay khi phát hiện ca nhiễm Covid-19. Tuy chính sách zero Covid mang lại kết quả trong năm 2020 và đầu năm 2021, nhưng biến thể Omicron xuất hiện khiến Trung Quốc phải bất ngờ phong tỏa 19 triệu dân. Nếu Bắc Kinh thực hiện lời đe dọa trừng phạt các hãng hàng không chở khách bị xét nghiệm dương tính khi đến nơi, sẽ không còn chuyến bay trực tiếp nào giữa Trung Quốc và Mỹ từ 19/1 đến 2/2, điều chưa từng thấy từ nhiều thập niên qua.
Liệu Omicron có khiến Trung Quốc thay đổi chiến lược? Việc tổ chức Thế Vận Hội Olympic Bắc Kinh và Tết Nguyên Đán, diễn ra vào khoảng thời gian mà nhu cầu di chuyển trong nước gia tăng, đặt các nhà chức trách Trung Quốc vào tình trạng báo động.
Trung Quốc hiện đã chủng ngừa cho 1,2 tỷ dân của mình bằng vắc-xin nội địa, mà một số chuyên gia cho là không có tác dụng với biến thể mới. Nước này vẫn từ chối chuyển hướng chiến lược Zero Covid như một số quốc gia châu Á khác, lý do được đưa ra là hệ thống y tế chưa đáp ứng được và ít tốn kém hơn về mặt kinh tế. Giới chức Trung Quốc cho biết sẽ không mở lại đường bay quốc tế trước giai đoạn 2023-2025. Một nhà ngoại giao châu Âu ở Bắc Kinh dự báo, nếu tình hình trầm trọng như châu Âu, toàn bộ Trung Quốc có thể bị phong tỏa một, hai tháng, nhưng không thể trước Thế vận hội Bắc Kinh.
Nh.Thạch
AFP
-
Quá trình chuyển dịch năng lượng của Trung Quốc đang ở đâu?
-
Hệ quả từ sự phát triển quá nóng của năng lượng mặt trời ở Trung Quốc
-
Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng như thế nào?
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc không còn nhập khẩu dầu Iran?
-
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đáp ứng kỳ vọng cử tri, mong mỏi của mỗi gia đình
-
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
-
Luật sư Trương Anh Tú: Dự thảo luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp
-
Quốc hội thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
-
Nhiều đại biểu tán thành việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5%