Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ từ chối mua hệ thống phòng không Patriot của Mỹ thay cho S-400 của Nga?
Nguồn tin cho biết, nỗ lực mới nhất nhằm thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ việc mua S-400 được thực hiện bởi phái đoàn Mỹ đến thăm Ankara trong tuần trước. Tuy nhiên, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối đề xuất của Washington, vì nó không bao gồm việc giảm giá cho hệ thống phòng không Patriot, hoặc chuyển giao công nghệ. Cần lưu ý rằng hệ thống tên lửa phòng không của Nga cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có giá rẻ hơn 3 lần.
Trước đó, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng thuộc Lầu Năm Góc báo cáo rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phê duyệt thỏa thuận có thể với Thổ Nhĩ Kỳ để bán hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, với thiết bị tương ứng trị giá 3,5 tỷ USD. Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu cho phép mua 4 tổ hợp với 20 bệ phóng và 80 tên lửa đánh chặn.
Hệ thống phòng không Patriot của Mỹ |
Phát ngôn viên Tổng thống Nga Dmitry Peskov nói rằng việc bán hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ cho Thổ Nhĩ Kỳ và việc chuyển giao hệ thống S-400 của Nga không có quy trình liên quan, và hợp đồng với Nga sẽ tiếp tục được thực hiện.
Một trong những nguyên nhân khác được cho là có liên quan trực tiếp tới sự từ chối của chính quyền Ankara là việc Mỹ đang nuốt lời hứa về Syria với Thổ Nhĩ Kỳ. Việc Mỹ rút quân khỏi Syria là kết quả thỏa thuận giữa Washington và Ankara. Theo đó, Mỹ trao quyền cho Thổ tiêu diệt những thành phần còn lại của nhóm khủng bố IS ở Syria nhưng cũng để mặc cho Ankara xử trí lực lượng dân quân người Kurd ở Syria (YPG), vốn là đồng minh của Mỹ. Ankara lo ngại sắc tộc Kurd ở Syria nối kết hình thành một lãnh thổ rộng lớn sát biên giới phía nam và hậu thuẫn cho phong trào cánh tả PKK của người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, bị xem là khủng bố.
Ngày 25/12, theo AFP, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã đạt được thỏa thuận liên quan đến thành phố Manbij. Theo đó, từ nay cho đến khi lực lượng Mỹ rút khỏi Syria, hai bên cùng đảm trách an ninh tại Manbij và dân quân YPG người Kurd phải rút đi. Trong những ngày tới, một phái đoàn ngoại giao và quân sự cấp cao Mỹ sẽ đến Ankara để phối hợp các hoạt động trên thực địa.
Tuy nhiên, trong tuần qua, từ Tổng thống Donald Trump cho tới Bộ Ngoại giao Mỹ liên tục “nói lại” về việc rút quân khỏi Syria. Ngày 3/1/2019, Tổng thống Trump nói Mỹ sẽ rời khỏi Syria từ từ “trong một khoảng thời gian” và sẽ bảo vệ các chiến binh người Kurd ở Syria được Mỹ hậu thuẫn ở nước này trong khi Washington rút đi. Sáng ngày 6/1, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton ra điều kiện với Thổ Nhĩ Kỳ. Ông John Bolton thông báo quân đội Mỹ sẽ rút khỏi Syria với điều kiện Thổ Nhĩ Kỳ phải cam kết không tấn công người Kurd, đồng minh của Washington trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
Có lẽ vì việc người Mỹ nuốt lời nên Thổ Nhĩ Kỳ đã rút lại lời hứa xem xét mua hệ thống phòng không Patriot của Mỹ thay cho S-400 của Nga.
Chính phủ Mỹ bán Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ với giá 3,5 tỷ USD |
Ba Lan sắp sở hữu hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ |
Đối phó Nga, Ba Lan mua 8 hệ thống tên lửa Patriot |
Nh.Thạch
AFP
-
Đức ký kết hợp đồng mua khí đốt tự nhiên của Mỹ trong 10 năm
-
Chính quyền Mỹ chạy đua chi tiền cho năng lượng sạch trước thềm cuộc bầu cử
-
Mỹ quan tâm tới các dự án cảng biển, logistic và y tế tại Bà Rịa - Vũng Tàu
-
Nga đòi bồi thường hơn 1 tỷ đô la từ gã khổng lồ dầu mỏ Anh
-
Cái giá phải trả cho châu Âu và Nga nếu chấm dứt vận chuyển khí đốt qua Ukraine?
-
Nhiều đại biểu tán thành việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5%
-
UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ các sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị giữ quy định áp thuế GTGT 5% với phân bón
-
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
-
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)