Vì sao ông Kim Jong-un chọn đi tàu tới Hà Nội?
Chủ tịch Kim Jong-un đã khởi hành từ Bình Nhưỡng tới Việt Nam vào chiều ngày 23/2 trên chuyến tàu đặc biệt. Hành trình kéo dài khoảng 60 giờ đồng hồ với quãng đường khoảng 4.500 km và ông Kim đã có mặt tại Việt Nam vào sáng hôm nay 26/2.
Trong khi đó, nếu sử dụng chuyên cơ và bay thẳng từ Bình Nhưỡng tới Việt Nam thì khoảng cách chỉ là hơn 2.700 km và ông sẽ mất khoảng 4-5h đồng hồ để di chuyển.
Các chuyên gia tin rằng một trong những nguyên nhân ông Kim chọn đi tàu là vì đây là cách mà ông nội ông, cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành, đã di chuyển khi tới thăm Việt Nam vào năm 1958 và 1964. Ông Kim Jong-un thường có xu hướng lặp lại những truyền thống mà thế hệ đi trước thực hiện, nhằm thể hiện rằng ông là một người kế thừa của gia tộc họ Kim.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un bước xuống ga Đồng Đăng, Lạng Sơn từ đoàn tàu đặc biệt (Ảnh: Reuters) |
Ngoài ra, do đoàn tàu đi qua Trung Quốc và đây cũng được cho là cách mà Triều Tiên thể hiện quan hệ thân thiết với Trung Quốc.
Theo ông Zheng Jiyong, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Triều Tiên tại đại học Fudan, Thượng Hải, chuyến đi 60 giờ đồng hồ được cho là cơ hội để ông Kim quan sát thành tựu sau 40 năm cải cách và mở cửa của Trung Quốc, nhằm học tập kinh nghiệm cho Triều Tiên.
Thêm vào đó, đoàn tàu đặc biệt được cho là lựa chọn an toàn hơn cho Chủ tịch Kim Jong-un khi giới chuyên gia cho rằng chuyên cơ Chammae-1 của Bình Nhưỡng đã khá cũ và Triều Tiên có thể không có nhiều phi công dày dặn kinh nghiệm cho các chuyến công du nước ngoài. Tại hội nghị thượng đỉnh lần 1 với Mỹ hồi năm ngoái, ông Kim đã sang Singapore bằng máy bay của một hãng hàng không Trung Quốc.
Các chuyên gia cũng cho rằng việc ông Kim đi tàu hỏa có thể là thông điệp gửi tới Hàn Quốc rằng từ Triều Tiên có đường tàu đi được sang Việt Nam. Nếu như Seoul hợp tác với Bình Nhưỡng trong dự án kết nối và hiện đại hóa đường tàu liên Triều, tàu của Hàn Quốc có thể đi thẳng sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trên thực tế, vấn đề này đã từng được ông Kim và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bàn bạc vào hội nghị thượng đỉnh liên Triều tháng 4 năm ngoái.
Mặt khác, các chuyên gia còn cho rằng việc ông Kim lựa chọn tàu vì lý do an ninh là không thuyết phục vì nếu lo ngại như vậy, truyền thông nhà nước Triều Tiên sẽ không công khai thông tin ông Kim rời Bình Nhưỡng chiều ngày 23/2.
Giới quan sát cũng nhận định, việc đi tàu không bất tiện mà thực tế là rất có ích cho ông Kim Jong-un trước thềm hội nghị thượng đỉnh. “Đoàn tàu đặc biệt của ông Kim Jong-un rất tiện lợi cho việc nghỉ ngơi, ăn uống, họp hành và thông tin liên lạc, cho phép ông tập trung vào việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra đàm phán với ông Donald Trump”, một nguồn tin nói với trang tin Hani của Hàn Quốc.
Đoàn tàu chở ông Kim được coi là “khách sạn di động” với trang bị an ninh và bảo mật rất cao, cùng với đó là nội thất hiện đại và tiện nghi như khách sạn.
Theo Dân trí
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã tới Hà Nội | |
Những hình ảnh đầu tiên của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Việt Nam | |
Triều Tiên xác nhận Chủ tịch Kim Jong-un và em gái đã lên tàu tới Việt Nam |
- Tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều: Chúng ta đã chuẩn bị tốt cả 5 khâu
- Nhà Trắng đăng ảnh chuyến thăm của ông Trump, ca ngợi quan hệ thương mại với Việt Nam
- Tiết lộ lí do Mỹ - Triều chưa thể tuyên bố chấm dứt chiến tranh tại thượng đỉnh lần 2
- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói về chi phí tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2
- Triều Tiên họp báo lúc 0 giờ, bác tuyên bố của Mỹ về lý do không đạt thỏa thuận
-
Hình con gái ông Kim Jong-un lần đầu tiên được in trên tem ở Triều Tiên
-
Thông điệp của ông Kim Jong-un khi lần đầu công bố hình ảnh con gái
-
Ông Kim Jong-un tái xuất sau thời gian vắng bóng "bí ẩn"
-
Ông Kim Jong-un thừa nhận kinh tế Triều Tiên lâm vào cảnh khó khăn
-
Triều Tiên dồn dập phát tín hiệu đối thoại với Hàn Quốc
-
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
-
Luật sư Trương Anh Tú: Dự thảo luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp
-
Quốc hội thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
-
Nhiều đại biểu tán thành việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5%
-
UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ các sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam