Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vì sao Mỹ và Israel sợ tên lửa S-300 của Nga?

11:56 | 24/05/2013

4,357 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Trong nửa tháng qua, Mỹ và Israel liên tiếp lên tiếng phản ứng trước khả năng Nga cung cấp hệ thống tên lửa S-300 cho quân chính phủ Syria. S-300 là loại vũ khí gì mà khiến Mỹ và Isreal lo ngại đến thế và chuyện gì xảy ra nếu Nga kiên quyết cung cấp vũ khí này cho Syria?

 

Hệ thống tê lửa S-300 của Nga

Báo Độc lập của Nga ngày 16/5 dẫn một nguồn tin quân sự-ngoại giao xác nhận thông tin trên báo "Al-Quds al-Arabi" phát hành tại Luân Đôn rằng các hệ thống phòng không S-300 của Nga cùng cố vấn quân sự đã hiện diện tại Syria. Nguồn tin trên bật mí rằng việc cung cấp các vũ khí phòng không như vậy cho Syria được tiến hành một cách bí mật trong 2 năm qua. Và hiện trên lãnh thổ Syria có tổng cộng 4 tiểu đoàn S-300, mà thỏa thuận cung cấp được ký năm 2010. Các tiểu đoàn này được triển khai ở những khu vực có đông người Hồi giáo dòng Shi'ite, trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad.

Thực ra từ lâu Nga không hề giấu giếm trong vụ việc này vì theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nga, tên lửa S-300 không nằm trong danh mục cấm vận đối với Syria và đây là loại vũ khí phòng thủ. Các phương tiện truyền thông nước ngoài từ tháng 11/2011 đã đưa tin về khả năng Nga cung cấp các hệ thống phòng không này cho Syria. Tuy vậy, rõ ràng hoạt động cung cấp này đã được đẩy mạnh trong 6 tháng trở lại đây, khi Hải quân Nga hiện diện thường trực tại Địa Trung Hải và khi các tàu đổ bộ cỡ lớn của Hạm đội Biển Đen, Hạm đội Baltic và Hạm đội Biển Bắc tiến hành các chuyến chở hàng thuê tới cảng Tartus của Syria. Theo tính toán của các chuyên gia, để vận chuyển một tiểu đoàn S-300 chỉ cần 3 tàu đổ bộ cỡ lớn. Cũng cần lưu ý rằng thông tin về việc Mátxcơva cũng cấp cho Damas các tên lửa S-300 được đưa ra sau khi Israel đầu tháng 5/2013 tiến hành không kích một số địa điểm ở Syria và khi chính phủ các nước phương Tây đề nghị thiết lập một hành lang nhân đạo cũng như lập vùng cấm bay ở nước này.

Những thông tin trên đang khiến Mỹ và Israel lo lắng trong suốt những ngày qua. Phát biểu với báo giới hồi giữa tháng 5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố, việc bán tên lửa cho Syria có thể trở thành yếu tố gây mất ổn định cho an ninh Israel. Đây là bình luận của ông Kerry về thông tin xuất hiện trong các phương tiện truyền thông gần đây cho hay Damas hình như đang thanh toán lô hàng Nga cung cấp các hệ thống phòng không S-300. "Trước đây, chúng tôi đã nói rằng tên lửa là yếu tố có khả năng gây bất ổn, đặc biệt là đối với Israel" - ông Kerry phát biểu trong cuộc họp báo chung tại Rome với Bộ trưởng Ngoại giao Ý Emma Bonino ngày 10/5. Đồng thời ông nhấn mạnh rằng, về phần mình, Mỹ mong muốn Nga không cung cấp viện trợ quân sự cho chính quyền Bashar al-Assad.

Cũng trong thời gian này, nhà chức trách Israel đã gửi thư yêu cầu Nga không bán cho Syria hệ thống phòng thủ tên lửa S-300, cho phép chính quyền nước này đối chọi với sự can thiệp quân sự nước ngoài - báo Thổ Nhĩ Kỳ Hurriyet đưa tin kèm dẫn nguồn các đại diện quan chức Israel.

Trước đó, nhật báo Mỹ The Wall Street Journal đưa tin rằng việc thực hiện thỏa thuận cung cấp các hệ thống tên lửa đất đối không S-300 của Nga cho Syria là điều không tránh khỏi. Nhật báo lưu ý rằng "theo thông tin Israel nhận được trong những ngày gần đây, Syria đang thực hiện các khoản thanh toán theo thoả thuận với Matxcơva từ năm 2010 để mua bốn tổ hợp tên lửa phòng không tổng trị giá 900 triệu USD". Theo báo cáo của Israel, lô hàng bao gồm sáu bệ phóng và 144 tên lửa tầm xa với phạm vi hoạt động 125 dặm. Ngoài ra phía Israel cho biết lô hàng đầu tiên có thể sẽ được chuyển giao nội trong ba tháng tới.

Thủ tướng Israel đích thân sang Nga ngày 14/5 để thuyết phục Tổng thống Putin không bán tên lửa S-300 cho Syria

Nếu Mátxcơva kiên quyết cung cấp tên lửa phòng không S-300 cho Syria thì chuyện gì sẽ xảy ra? Theo giới phân tích, Israel sẵn sàng dùng biện pháp quân sự trong trường hợp Tổng thống Nga Vladimir Putin từ chối đề nghị của Tel Aviv về việc ngưng cung cấp tên lửa S-300 cho Syria.

Trước đó, nhân chuyến viếng thăm Mátxcơva của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Mỹ và Nga đồng ý vực dậy thỏa thuận giữa các cường quốc tại Giơnevơ ngày 30/6/2012, giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria bằng “chuyển tiếp chính trị”. Tuy nhiên, cho đến nay, Nga vẫn cương quyết không bỏ rơi Tổng thống al Assad trong khi phe đối lập ở Syria cũng như các quốc gia phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ và hầu hết các nước Hồi giáo đòi nhà lãnh đạo Syria phải ra đi. Do vậy, sáng kiến triệu tập một hội nghị quốc tế vào cuối tháng 5 chưa biết có thể được thực hiện hay không. Phe đối lập ở Syria từ chối tham dự nếu ông Al Assad vẫn tại chức. Mỹ và Pháp thì chấp nhận hé cánh cửa kiên nhẫn chờ sau hội nghị trong khi Thổ Nhĩ Kỳ và 5 nước Hồi giáo trong đó có Ai Cập và Arập Xêút trong cuộc họp cấp ngoại trưởng đêm 13/5/2013 dứt khoát tuyên bố không chấp nhận ông Al Assad trong Chính quyền Syria tương lai. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin chuẩn bị cung cấp thêm vũ khí gồm 6 giàn phóng và 144 tên lửa tối tân S-300 cho Damas chỉ ba ngày sau khi tiếp Ngoại trưởng Mỹ tại thủ đô nước Nga với thỏa thuận tạo hy vọng giải quyết thế bế tắc tại Syria bằng đám phán.

S-300 có tầm hoạt động 200km vừa có khả năng bắn hạ máy bay vừa có thể ngăn chặn tên lửa của đối phương tương tự với hiệu năng của tên lửa Patriot của Mỹ. S-300 một khi được bố trí tại Syria sẽ gây khó khăn cho một kế hoạch của Mỹ và phương Tây, trong trường hợp phải can thiệp quân sự tịch thu vũ khí hóa học của Damas.

Theo nhật báo Nga Kommersant, Tổng thống Putin đã xác nhận ý định cung cấp S-300 cho Syria khi trao đổi với Thủ tướng Anh David Cameron hồi giữa tháng 5 vừa qua. Là quốc gia láng giềng của Syria và trải qua nhiều cuộc chiến với Damas, Israel không chấp nhận để cho Syria biến thành an toàn khu cho lực lượng Hezbollah, kẻ thù của Israel tại Liban, hay nguy hiểm hơn nữa S-300 lọt vào tay nhóm này. Do vậy, đích thân Thủ tướng Benjamin Netanyahu sang gặp Tổng thống Nga vào ngày 14/5/2013 tại Sochi với mục đích chính là thuyết phục Putin hủy bỏ ý định bán tên lửa phòng không tối tân cho Damas.

Nếu ông Putin vẫn lý giải vì quyền lợi sinh tử của Nga mà từ chối yêu cầu của Israel thì sao? Một bộ trưởng Israel cho biết Thủ tướng Netanyahu sẽ bằng mọi cách không để cho S-300 đến Syria. Chuyên gia Viktor Kremeniouk, thuộc Viện nghiên cứu Mỹ-Canada tại Mátxcơva, cho rằng “khi nêu vấn đề tên lửa, Israel gián tiếp cảnh báo là sẽ phá hủy S-300 khi tới Syria”. Cái khó cho Thủ tướng Israel, theo nhà phân tích Boris Dolgov, là làm sao thuyết phục Tổng thống Putin đừng trao cho Syria vũ khí phòng không sau khi máy bay Israel đã hai lần oanh kích Syria để phá hủy vũ khí và một nhà máy vũ khí. Là một nhà lãnh đạo thuộc khuynh hướng diều hâu, liệu ông Netanyahu có chấp nhận khoanh tay ngồi yên nếu Nga quyết cung cấp S-300 cho Syria? Quân đội Israel-hùng mạnh nhất Trung Đông đã tập trung hàng trăm xe tăng trên cao nguyên Golan mà Israel đã chiếm từ thế kỷ trước của Syria.

Đại tá phòng không Nga Vladimir Popov cho rằng, Israel sẽ khó liều lĩnh tiêu diệt S-300 trên lãnh thổ Syria, nhưng có thể chỉ đạo lực lượng đối lập Syria tấn công các trận địa S-300. Phiến quân chỉ có thể sử dụng được các hệ thống tên lửa phòng không vác vai nên các hệ thống tinh vi hơn họ sẽ phá hủy, do đó cần tăng cường bảo vệ các trận địa tên lửa phòng không và chuyên gia quân sự Nga.

Các loại vũ khí đáng sợ như S-300 đang khiến cho Mỹ và phương Tây thêm đau đầu tính toán một khi âm mưu can thiệp bằng quân sự vào Syria.

H.Phan (Tổng hợp)