Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vì sao Mỹ muốn lôi Trung Quốc vào Hiệp ước INF?

18:26 | 27/10/2018

1,049 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm ngắn và tầm trung (INF), được Liên Xô và Mỹ ký 30 năm trước, là một trong những nền tảng của chế độ kiểm soát vũ khí hiện đại và là cơ sở cho chương trình hành động không phổ biến vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, ngay từ tháng 12/2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lưu ý rằng Hoa Kỳ "thực chất đã rời bỏ hiệp ước".  
vi sao my muon loi trung quoc vao hiep uoc infNga và Mỹ đấu khẩu dữ dội ngay tại LHQ
vi sao my muon loi trung quoc vao hiep uoc infQuốc gia nào chứa tên lửa Mỹ sẽ là mục tiêu của Nga!
vi sao my muon loi trung quoc vao hiep uoc infĐòn châm biếm ngoạn mục của Tổng thống Putin với Cố vấn an ninh tổng thống Mỹ
vi sao my muon loi trung quoc vao hiep uoc inf
Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô M. Gorbachev và Tổng thống Mỹ R. Reagan sau khi ký Hiệp ước INF

Ở thời điểm chiến tranh lạnh sắp tàn

Hiệp ước INF được Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký vào ngày 8/12/1987 tại Washington. Sự kiện này có vẻ như đã kết thúc nhiều năm lo ngại lẫn nhau liên quan đến khả năng của Moscow và Washington có thể thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân chớp nhoáng nhằm làm suy yếu các lực lượng của NATO ở Tây Âu và ngược lại, của Liên Xô ở Đông Âu.

Một cuộc tấn công như vậy có thể được thực hiện bằng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có độ chính xác cao trong phạm vi ngắn và trung bình, thời gian bay đến mục tiêu ít hơn 10 phút.

Lúc đó, sự hiểu biết chung về tên lửa tầm ngắn và tầm trung chưa thực sự phổ biến, nhưng sự cần thiết phải hủy bỏ những vũ khí như vậy để giảm căng thẳng quốc tế đã được cảm nhận ở cả hai nước.

Sau đó, Hoa Kỳ và Liên Xô đã đồng ý lập ra một bảng phân loại tên lửa phổ biến theo phạm vi, và phá hủy một phần đáng kể tiềm năng hạt nhân của chúng.

Như vậy, theo Hiệp ước INF, vào giữa năm 1991, Moscow đã phá hủy 1.846 hệ thống tên lửa, và Washington - ít hơn 1.000.

Aegis Ashore và máy bay không người lái

Suốt 30 năm kể từ ngày INF được ký kết, cả hai bên liên tục cáo buộc lẫn nhau vi phạm hiệp ước. Ví dụ, người Nga cho rằng các tên lửa chống tên lửa của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis - Aegis Ashore - của Mỹ nếu cần thiết thì có thể thay thế bằng các tên lửa hành trình tầm trung, và như vậy sẽ là vi phạm trực tiếp hiệp ước.

"Họ (Hoa Kỳ) đặt các hệ thống - được gọi là hệ thống chống tên lửa - ở Rumani. Và họ đã đặt chúng như thế nào? Họ đã tháo hệ thống phóng Aegis ra khỏi các chiến hạm và lắp đặt chúng trên đất liền. Nhưng trong hệ thống này, hệ thống chống tên lửa có thể dễ dàng thay thế đơn giản bằng tên lửa tầm trung", Tổng thống Nga V. Putin khẳng định tại cuộc họp báo lớn tổng kết cuối năm vào ngày 14/12/2017.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì khăng khăng bác bỏ khả năng phóng tên lửa hành trình với Aegis Ashore.

Tính đến tháng 10 năm 2018, phức hợp tên lửa Aegis Ashore vẫn đang túc trực nhiệm vụ tại thị trấn Deveselu, Romania. Mỹ vẫn chưa từ bỏ dự kiến ​​sẽ tạo ra một căn cứ tương tự tại làng Redzikowo của Ba Lan trong năm nay. Bên cạnh đó, Mỹ còn lấy cớ đối phó các thử nghiệm tên lửa hạt nhân của CHDCND Triều Tiên hồi năm 2017 để quyết định triển khai các tổ hợp tên lửa tại Nhật Bản.

Ngoài ra, Nga cũng rất lo ngại về sự hiện diện tại Hoa Kỳ các phương tiện bay không người lái (UAV) có phạm vi hoạt động 1,1 nghìn km. Xét về khả năng và đặc điểm, những UAV này rất gần với định nghĩa của tên lửa hành trình.

9M729 và Iskander

Tại Hoa Kỳ, những lời bàn luận về một sự vi phạm Hiệp ước INF có thể có của Nga đã dẫn đến việc tổng thống Trump chỉ đạo chuẩn bị một kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Moscow.

Hồi tháng 12 năm ngoái, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã tuyên bố: "Chúng tôi hy vọng rằng phía Mỹ sẽ kiềm chế những biện pháp trừng phạt này, nhưng thật không may, kinh nghiệm trong vấn đề này lại cho thấy Mỹ luôn ngang ngược hành động theo ý mình".

Đối với các cáo buộc, báo chí Mỹ nói về việc Nga phát triển tên lửa hành trình 9-M729, được cho là dành cho tổ hợp chiến thuật-cơ động Iskander-M (OTRK) và tầm bắn của nó ít nhất là 3 nghìn km. Tuy nhiên, các quan chức Nga chưa bao giờ xác nhận sự hiện diện hay thử nghiệm tên lửa này.

Trong khi đó, như Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Hội đồng Liên bang Nga Viktor Bondarev đã nêu trong tháng 10 năm 2017, các tên lửa mới cho tổ hợp Iskander-M không vi phạm Hiệp ước INF.

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng tên lửa mới cho OTRK, vừa mới được thử nghiệm, không vi phạm Hiệp ước về loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn, có hiệu lực từ năm 1988, vì tầm bắn của chúng không vượt quá 500 km. Chúng tôi công bố nó ở khu vực Astrakhan tại Kapustin Yar, đưa ra một mô hình mới tầm bắn tối đa 480 km”, ông Bondarev nói.

Được biết, Hiệp ước INF không cho phép các bên có tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất và tên lửa hành trình có tầm bắn từ 500 km đến 5,5 nghìn km.

Bất chấp việc Nga bảo đảm không vi phạm hiệp ước, Quốc hội Hoa Kỳ vẫn quyết định phân bổ 58 triệu USD cho "việc phát triển hệ thống phòng thủ để chống lại các tên lửa trên đất liền với tầm bắn từ 500 đến 5.500 km".

Quyết định này được đưa ra trong luật về ngân sách quốc phòng cho năm 2018, quy định áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga "đối với các hành vi vi phạm hiệp định và các thỏa thuận khác trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí" (các công ty Nga đầu tiên là Phòng thí nghiệm thiết kế và nghiên cứu khoa học liên bang, và Trung tâm sản xuất "Titan Barricades" đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen vào cuối năm 2017).

Trung Quốc sẽ là bên thứ ba?

"Chúng tôi sẽ chấm dứt thỏa thuận. Chúng tôi sẽ từ bỏ INF", Tổng thống Mỹ Trump cho biết vào ngày 20/10, và nói thêm rằng Hoa Kỳ sẽ phải "phát triển vũ khí tương tự".

Đồng thời, Trump cũng không loại trừ khả năng sẽ thực hiện một thỏa thuận mới với sự tham gia không chỉ của Nga mà còn cả Trung Quốc.

"Chúng tôi sẽ phải phát triển những vũ khí đó cho đến khi Nga đến với chúng tôi, cho đến khi Trung Quốc đến với chúng tôi, cho đến khi tất cả đều đến với chúng tôi và nói: Hãy thực sự khôn ngoan và không ai trong chúng ta phát triển những vũ khí này" - tổng thống Hoa Kỳ phát biểu.

Bắc Kinh chỉ trả lời bằng cách nói rằng "việc Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi thỏa ước sẽ gây tác động tiêu cực đa phương" và gọi việc Trump tham chiếu tới Trung Quốc là "một sai lầm tuyệt đối".

Phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, nói rằng đối với việc Washington có thể rút khỏi hiệp ước INF, Moscow sẽ đáp trả bằng "mọi biện pháp có thể, để đảm bảo an ninh của chính mình".

Bá Thủy

RT