Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vì sao lại xảy ra nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em?

19:00 | 23/04/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thời gian gần đây xảy ra liên tiếp các vụ xâm hại tình dục trẻ em, dâm ô với người dưới 16 tuổi. Điển hình như vụ ông Nguyễn Hữu Linh hay thầy giáo ở Lào Cai bị tố cáo làm cho nữ sinh lớp 8 mang bầu… Vì sao các vụ việc lại xảy ra nhiều và liên tiếp như vậy? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Phó Ban dân nguyện Quốc hội về vấn đề này.    
vi sao lai xay ra nhieu vu xam hai tinh duc tre em“3 lần xô vào ôm hôn bé gái trong thang máy sao có thể gọi là… nựng?!”
vi sao lai xay ra nhieu vu xam hai tinh duc tre emKhi nào xử lý vụ xâm hại bé gái trong thang máy?
vi sao lai xay ra nhieu vu xam hai tinh duc tre emGần 2.000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại mỗi năm
vi sao lai xay ra nhieu vu xam hai tinh duc tre em
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng

Phóng viên (PV): Thưa ông, liên tiếp trong thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ việc xâm hại tình dục trẻ em. Theo ông, vì sao lại như vậy?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Theo dư luận thì thực tế xảy ra nhiều nhưng không được phát hiện, không được thông báo, hay cố tính che giấu. Thậm chí có những trường hợp các cháu bị xâm hại hoảng loạn, tổn thương, bố mẹ lại thấy nhạy cảm nên không nói. Trường hợp cháu bé ở Cà Mau nói ra nhưng bị cho là dối trá, nên phải tự tử. Người mẹ ở Vũng Tàu đi tố cáo, cũng bị đổ cho là vu khống.

Có những trường hợp không biết thủ phạm là ai khi nạn nhân là người thiểu năng trí tuệ, không nhận thức được, không bị mang bầu hay tổn thương bộ phận sinh dục, nên không phát hiện ra. Trường hợp ở Long An, nạn nhân nói phải chấp nhận cho hiếp để giữ thân… Tất cả những điều đó dẫn đến thủ phạm không bị xử lý nghiêm minh nên cứ vụ này tiếp vụ kia. Nhưng cũ vì thế có thể thấy thái độ của cơ quan có thẩm quyền, có trách nhiệm với những vụ việc này vô cùng quan trọng.

Ở các nước, việc xâm hại đến phụ nữ, trẻ em là cực kì nghiêm khắc, chỉ cần một thông tin thôi là cả một bộ máy vào cuộc. Trong khi ở ta thì nhiều nơi vẫn còn chậm trễ trong việc điều tra, xử lý, thậm chí có người thiếu trách nhiệm, coi không phải việc gia đình của mình, thờ ơ, vô cảm. Tệ hại hơn nữa khi có người nhận hối lộ rồi bao che cho thủ phạm dẫn đến những vi phạm mới hay vi phạm chồng vi phạm… Trước tình hình đó, cử tri và nhân dân bức xúc, đặt ra nhiều nghi vấn. Từ nghi vấn của một người, một nhóm người sau biến thành nghi vấn của cả xã hội đối với bộ máy nhà nước, chính quyền. Đó là mất mát vô cùng lớn. Khi người dân không tin vào hệ thống tư pháp, hành pháp là vô cùng nguy hiểm, không thể dễ dàng lấy lại được. Cho nên bây giờ không có gì hơn là chính các cơ quan phải chứng minh mình trong sạch bằng hành động quyết liệt, công tâm.

PV: Theo ông, điều đó xảy ra liệu có phải còn xuất phát từ chính Luật của chúng ta có lỗ hổng và trong trường hợp có, Quốc hội nên sửa luật như thế nào?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Kẽ hở là có. Còn câu chuyện sửa luật hay không phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề Ủy ban Thường vụ của Quốc hội giám sát chuyên đề xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em. Chuyên đề này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đủ điều kiện mới đưa ra Quốc hội thảo luận từ đó sẽ quyết định chọn giám sát hay không. Tuy nhiên, khả năng chuyên đề này được lựa chọn rất cao. Sau khi giám sát, sẽ báo cáo ở kỳ họp thứ 9, rồi kiến nghị sửa hay không sửa luật.

vi sao lai xay ra nhieu vu xam hai tinh duc tre em
(Ảnh minh họa)

PV: Như vậy trong khi chờ điều chỉnh Luật và Luật mới (giả sử được thông qua) có hiệu lực, chúng ta phải chấp nhận những hành vi xâm hại tình dục trẻ em không được xử lý nghiêm minh?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Theo quy trình sẽ giao cho Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, hoặc cơ quan nào đó để xây dựng một dự án luật sửa đổi bổ sung. Như vậy nếu thông qua 1 kì họp thì cũng phải làm trong vòng 6 tháng và nếu 2 kì họp thì phải mất 1 năm. Cho nên đừng nghĩ sửa luật là sửa được ngay. Ở ta không giống như các quy định của các nước khác, chỉ cần làm một điều luật là lập tức làm trong kì họp ngay. Làm luật ở ta phải có quy trình là đánh giá tác động của xã hội, phải có báo cáo, có dự án, tổng kết, lấy ý kiến, nếu không sẽ thành luật vi hiến. Còn trong quá trình chờ sửa Luật đó, về cơ bản chúng ta cũng đã có Luật quy định hiện hành để xử lý. Vấn đề là người thừa hành pháp luật vận dụng thế nào mà thôi. Hiện nay đang có vấn đề như vậy. Nếu sửa luật thì phải đảm bảo là không có khoảng mờ, giao thoa, mà phải rõ ràng trường hợp nào xử lý hành chính, còn trường hợp nào dứt khoát phải khởi tố hình sự. Nhưng hiện nay còn “ù xọe”, tạo sự lựa chọn cho người chấp pháp quá rộng, vì nhiều vấn đề các nhà làm luật không dự liệu được hết.

PV: Với tư cách Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Phó Ban dân nguyện Quốc hội, ông sẽ làm gì để thúc đẩy Quốc hội có những hành động thiết thực hơn trong chống xâm hại tình dục trẻ em?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Tôi ủng hộ chuyên đề giám sát của Quốc hội với những đóng góp và ý kiến xác đáng việc hoàn thiện quy định của pháp luật. Kiến nghị sửa luật phải ghi rõ hành vi dâm ô với ai, ở đâu, thì xử lí như thế nào. Ví dụ tất cả hành vi xâm ô với trẻ em, với người không có khả năng tự vệ như người khuyết tật, người bệnh, người già… hay xâm hại trong bối cảnh khó tự vệ, nơi vắng vẻ chẳng hạn thì lập tức phải khởi tố. Hoặc nếu hành vi chỉ đáng xử lý hành chính, thì cũng không thể xử theo kiểu “hội chứng 200.000” được. Những kiến nghị này có thể sẽ được báo cáo, thảo luận tại kì họp Quốc hội vào tháng 5/2020.

PV: Theo ông, tại sao đến nay chưa Đại biểu Quốc hội nào có văn bản chính thức gửi các cơ quan tư pháp về các vụ việc xâm hại trẻ em đang gây bức xúc dư luận?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Thông thường khi nhận được đơn đề nghị của cử tri, tôi sẽ có ý kiến để ủng hộ họ. Nhưng tôi thấy rằng, những người phải quan tâm đến vấn đề này đầu tiên phải là các Đại biểu Quốc hội của thành phố, khu vực đã xảy ra những vụ xâm hại trẻ em nghiêm trọng mà chưa được giải quyết. Thứ hai, việc giám sát này thuộc về Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội và thứ 4 là Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội. Tôi đã phát biểu nhiều trên báo chí, chính là chuyển yêu cầu của cử tri và nhân dân tới các cơ quan chức năng. Mỗi lời phát biểu của Đại biểu Quốc hội chính là mong muốn của cử tri và nhân dân cả nước, chứ không phải chỉ của riêng cá nhân đại biểu...

Nguyễn Anh