Vì sao EU không thể từ bỏ dầu Nga?
Thủ tướng Hungary: Trừng phạt Nga khiến EU bị “gậy ông đập lưng ông” | Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Nga Putin |
Lần đầu tiên, các nước thành viên EU phải xem xét khả năng loại trừ lệnh cấm vận dầu mỏ ra khỏi gói trừng phạt thứ 6 đối với Nga, tờ Politico của Mỹ dẫn nguồn tin từ các nhà ngoại giao EU. Politico đánh giá, mọi thứ đều do quan điểm của Hungary, quốc gia chưa sẵn sàng từ bỏ dầu mỏ Nga. Việc thông qua các biện pháp trừng phạt cần có sự nhất trí. Nga cung cấp gần 8 triệu thùng dầu mỗi ngày cho thị trường thế giới, 60% trong số đó đến châu Âu.
Việc thông qua lệnh cấm vận than đá không trải qua các cuộc đàm phán khó khăn như hiện nay. Vậy tại sao EU lại lo sợ lệnh cấm vậndầu mỏ?
Đầu tiên, nếu cấm vận dầu mỏ Nga sẽ kéo theo sự tăng giá của tất cả các sản phẩm hàng hóa. Đó là điều tệ hại cho nền kinh tế châu Âu. Cần phải chuẩn bị một cách khách quan cho việc tăng giá, không chỉ đối với hydrocarbon, mà còn của tất cả các hàng hóa khác.
Song song với các vấn đề liên quan đến việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine, Gazprom đã mất khả năng vận chuyển khí đốt qua đường ống dẫn khí đốt Yamal-Europe qua Ba Lan. Nên biết rằng lệnh cấm vận của EU đối với than đá Nga sẽ có hiệu lực vào tháng 8-2022. Than đá là một loại nhiên liệu có thể thay thế cho khí đốt.
Thứ hai, các nhà cung cấp dầu thay thế không thực sự quan tâm đến việc giao hàng đến châu Âu. Người châu Âu sẽ lấy dầu ở đâu nếu châu Âu cấm mua dầu từ Nga? Không có nhiều sự lựa chọn, chỉ có dầu của Mỹ hoặc Trung Đông. Có rất ít hy vọng đối với dầu của Mỹ. Bản thân Mỹ đang phải chịu cảnh giá dầu đắt đỏ khiến giá xăng tăng đáng kể, nhưng các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ vẫn chưa sẵn sàng để tăng đáng kể sản lượng.
EU khó cấm vận dầu mỏ của Nga |
EU dự định chủ yếu dựa vào Trung Đông và đặc biệt là Arập Xêút. EU cũng tính đến nguồn cung khí đốt từ Qatar và Algeria. Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu địa chính trị giữa Mỹ và Nga, Trung Đông đứng về phía Nga nhiều hơn.
Các cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo của Algeria và Oman với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov là một cảnh báo mới cho EU. Hai nước này đã tái khẳng định sẵn sàng tiếp tục phối hợp trong khuôn khổ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+), điều này sẽ không cho phép phương Tây tìm kiếm sản phẩm thay thế dầu Nga. Ngoài ra, Algeria và Oman đã áp dụng quan điểm hạn chế đối với hoạt động đặc biệt ở Ukraine. Là nhà sản xuất và xuất khẩu dầu chính ở Trung Đông, Arập Xêút cũng từ chối các yêu cầu của Mỹ về việc tăng sản lượng dầu.
Algeria là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho Tây Ban Nha thông qua hai đường ống dẫn khí đốt. Tuy nhiên, một trong số đó, đi qua Maroc, đã bị phong tỏa trong vài tháng qua vì xung đột ở Tây Sahara và Algeria không hài lòng với việc Tây Ban Nha bán lại khí đốt của mình cho các nước khác. Một số nước châu Âu, bao gồm cả Italia, đã đến Algeria để thỏa thuận về việc mua hàng mới. Tuy nhiên, Algeria không có sẵn khí đốt. Nếu Italia có được khí đốt của Algeria, điều đó có nghĩa là Tây Ban Nha sẽ bị tước đoạt số lượng tương tự. Algeria không thể cung cấp thêm khí đốt cho EU.
EU cũng đang đàm phán với Qatar về cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Tuy nhiên, Qatar đang chọn giao hàng dài hạn hơn 10 năm nhằm đề phòng quá trình khử carbon của châu Âu và đang yêu cầu cấm bán lại khí đốt của mình.
Thứ ba là do các nhà máy lọc dầu của EU thích hợp để lọc dầu nặng của Nga, không phải dầu nhẹ. EU sẽ phải sửa đổi các nhà máy lọc dầu của mình vì điều đó, nhưng không phải một sớm một chiều. Việc tái cơ cấu các nhà máy lọc dầu cũng cần rất nhiều tiền trong thời điểm khó khăn hiện nay. Tập đoàn năng lượng quốc tế MOL (trụ sở tại Budapest) giải thích rằng, họ không có công nghệ lọc dầu của các quốc gia khác. Việc trang bị lại các nhà máy lọc dầu sẽ tốn 500 triệu USD và mất nhiều năm. Đây là lý do tại sao Hungary phản đối việc hoãn lệnh cấm vận dầu mỏ đến cuối năm 2023 do EU đề xuất.
Cuối cùng, lệnh cấm vận dầu mỏ tác động yếu đến nền kinh tế Nga, còn EU có khả năng bị ảnh hưởng nhiều hơn. Dĩ nhiên, Nga sẽ gặp phải các vấn đề hậu cần với việc chuyển hướng dòng dầu tới châu Á. Các đường ống dẫn khí đốt dẫn đến châu Âu, trong khi thực tế không có khả năng cung cấp cho Trung Quốc của đường ống Đông Siberia - Thái Bình Dương (ESPO). Tuyến đường chính cung cấp dầu sẽ là đường biển, có thể thiếu tàu chở dầu, đặc biệt nếu EU cấm bảo hiểm cho các tàu chở dầu của Nga.
Nhưng dù thế nào đi nữa, sẽ không thể ngăn chặn hoàn toàn hoạt động xuất khẩu dầu của Nga, vì vẫn có những giải pháp để lách các lệnh trừng phạt mà Nga đang sử dụng. Đó là sự trộn lẫn dầu của Nga với một loại dầu khác theo tỷ lệ 49-51%, trong trường hợp này, hỗn hợp dầu trên giấy tờ không liên quan đến Nga.
Đây là lý do tại sao lệnh cấm vận dầu mỏ sẽ không cho phép EU làm suy yếu kinh tế Nga. Giá dầu cao cũng như than đá và khí đốt chắc chắn sẽ làm giảm tác động của lệnh trừng phạt Nga.
Có những giải pháp để lách các lệnh trừng phạt mà Nga đang sử dụng. Đó là sự trộn lẫn dầu của Nga với một loại dầu khác theo tỷ lệ 49-51%, trong trường hợp này, hỗn hợp dầu trên giấy tờ không liên quan đến Nga. |
S.Phương
-
Kỳ I: A. Yakovlev - “Kiến trúc sư trưởng” công cuộc cải tổ nhằm xóa sổ Liên Xô khỏi bản đồ thế giới
-
Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Kỳ cuối: Ứng dụng thực tiễn của động cơ lượng tử
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines