Vì sao các cường quốc phải dự trữ dầu mỏ?
Một nhân viên cảnh sát Trung Quốc đứng canh gác ở Trung tâm Dự trữ Dầu mỏ Quốc gia tại tỉnh Triết Giang |
Ngày 3-5, Cơ quan Năng lượng Quốc gia (NEA) Trung Quốc ban hành dự thảo quy định về dự trữ dầu chiến lược, trong đó hoan nghênh đầu tư cá nhân trong xây dựng và hoạt động của các cơ sở dự trữ dầu chiến lược.
Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, sẽ cũng yêu cầu các công ty duy trì dự trữ dầu bắt buộc, dự thảo cho biết. Dự trữ chiến lược là riêng biệt với dự trữ thương mại và dự trữ bắt buộc này chỉ được sử dụng theo chỉ đạo của hội đồng nhà nước.
Chương trình tồn trữ của Trung Quốc cho đến nay được dẫn dắt bởi công ty năng lượng Sinopec và CNPC, với Chemchina gần đây quan tâm thỏa thuận với công ty Năng lượng Trung Quốc CEFC để cho thuê các bể chứa tại tỉnh đảo Hải Nam.
Những trường hợp dự trữ chiến lược có thể được sử dụng gồm trường hợp khẩn cấp bất ngờ khi các nguồn cung dầu hoặc bị chặn hoặc bị giảm đáng kể, dẫn tới kết quả ảnh hưởng lớn tới kinh tế Trung Quốc, hoặc khi những điều chỉnh kinh tế vĩ mô là cần thiết.
Dự trữ dầu chiến lược gồm dầu thô và các sản phẩm dầu như xăng, dầu diesel và nhiên liệu bay và các sản phẩm khác.
Trong dự thảo vừa được chính phủ Trung Quốc ban hành định nghĩa dự trữ dầu mỏ nhà nước là gồm tồn trữ của chính phủ và trữ lượng dự trữ bắt buộc của các công ty. Tuy nhiên, các quy định dự thảo không chỉ ra mức tồn trữ của các công ty được yêu cầu duy trì. Theo thông báo của NEA, Bắc Kinh đang xác định quy mô của dự trữ dầu mỏ chiến lược dựa vào tiêu thụ dầu thực tế. Một bản tin của Reuters trước đây nói rằng Trung Quốc được dự kiến bổ sung 70-90 triệu thùng vào nhập khẩu dầu thô chiến lược trong năm 2016 do họ tận dụng thị trường dầu giá thấp.
Vào giữa năm 2015, Trung Quốc đã dự trữ khoảng 190,5 triệu thùng theo chương trình dự trữ dầu mỏ chiến lược của họ-khoảng một tháng nhập khẩu dầu thô ròng. Mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là dự trữ chiến lược trị giá 90 ngày nhập khẩu ròng.
Theo NEA, họ sẽ tiếp nhận thông tin phản hồi về dự thảo quy định cho tới ngày 18-6-2016, sau đó sẽ đưa ra quy định chính thức về dự trữ dầu chiến lược.
Giới phân tích cho rằng, với việc ban hành dự thảo quy định trên, Trung Quốc hy vọng rằng nhiều cơ sở tích trữ khác nhau nằm rải rác trên khắp đất nước rốt cuộc sẽ giúp họ trữ được lượng dầu nhiều như Mỹ. Narongpand Lisapahanya, một nhà phân tích dầu khí tại tập đoàn đầu tư CLSA, nói rằng việc Trung Quốc đổ tiền của vào các cơ sở dự trữ dầu tất cả đều nằm trong kế hoạch của hoạch để được xem như là một siêu cường toàn cầu. “Nếu anh là một siêu cường thì anh cần phải có dự trữ dầu. Giả sử xảy ra tình trạng một siêu cường khác có sự cố về năng lượng nên yêu cầu mở kho dự trữ dầu thì Trung Quốc có thể tham gia cung cấp một phần lượng dầu cần đến”.
Nếu như Trung Quốc còn đang điều chỉnh về những quy định trong dự trữ dầu chiến lược thì từ lâu Mỹ đã xây dựng được một kho lưu trữ dầu lớn nhất thế giới. Theo BBC, Mỹ hiện đang được cất giấu an toàn dưới lòng đất tại bốn địa điểm gần 700 triệu thùng dầu. Tất cả nằm trong một hệ thống bao gồm 60 đường hầm dưới lòng đất. Hệ thống được gọi là “Dự trữ Dầu hỏa Chiến lược” (SPR), được lập khoảng 40 năm trước đây. Năm 1974, sau khi các nhà xuất khẩu dầu thuộc khối Arập cắt nguồn cung cho các nước phương Tây nhằm đáp trả việc Mỹ ủng hộ Israel trong Cuộc chiến Yom Kippur, Mỹ bắt đầu xây dựng SPR và tích trữ dầu thô đầy trong các hang động. Chúng được đặt từ Baton Rouge thuộc tiểu bang Louisiana đến điểm cất trữ lớn nhất đặt tại thành phố nhỏ Freeport thuộc bang Texas. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn trên mặt đất thì đó chỉ là một số miệng giếng và đường ống. Những miệng giếng này đi sâu đến hàng ngàn bộ vào hệ thống hầm ngầm dưới lòng đất và có thể đưa nước vào ở áp lực lớn để lấy dầu thông qua quá trình gọi là chuyển chỗ.
Việc Mỹ xây dựng SPR là nhằm đề phòng khả năng xảy ra việc nguồn cung dầu bị gián đoạn nghiêm trọng, khi ấy nước Mỹ sẽ có nguồn dự trữ của riêng mình để khắc phục việc giá dầu bị đẩy cao và làm giảm áp lực lên thị trường thế giới. Trữ lượng khổng lồ của SPR... khiến nó trở thành một công cụ răn đe nghiêm trọng đối với hành động cắt đứt nguồn cung dầu và là một công cụ trọng yếu trong chính sách ngoại giao. Trước đây, Mỹ từng dựa vào SPR để vượt qua những lúc khó khăn. Có thể kể đến thời gian Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, khi mà việc xuất khẩu dầu bị gián đoạn, hay trong cơn bão Katrina hồi năm 2005 khi yêu cầu sử dụng dầu khẩn cấp đã được phê chuẩn trong vòng 24 giờ kể từ khi bão đổ vào.
Tuy nhiên, Mỹ không phải là nước duy nhất đổ nhiều tiền của vào kho dự trữ dầu chiến lược. Nhật Bản cũng có một loạt những địa điểm nơi họ cất giữ trên 500 triệu thùng dầu trong những thùng chứa lớn trên mặt đất.
Cơ sở ở Shibushi chẳng hạn, được đặt nằm ngoài khơi. Sau trận động đất và sóng thần hồi năm 2011, đã có những lời kêu gọi nước Nhật mở rộng kho dự trữ dầu để phòng những cuộc khủng hoảng trong tương lai vốn sẽ một lần nữa gây khó khăn cho nguồn cung dầu.
Martin Young, người đứng đầu Bộ phận Chính sách Khẩn cấp của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nói: “Khi một quốc gia ký kết gia nhập IEA thì họ sẽ có nhiều nghĩa vụ và một trong những nghĩa vụ chính là họ phải có nguồn dự trữ dầu tương đương với lượng nhập khẩu trong 90 ngày”.
IEA giám sát việc phân phối dầu từ nhiều cơ sở dự trữ trên toàn thế giới. Trong khi sự phát triển của các kho dự trữ dầu trên thế giới nhìn chung được hoan nghênh thì cũng có một số người lo ngại rằng các nước nằm ngoài IEA có thể dùng kho dự trữ của họ để chi phối giá dầu toàn cầu bằng cách bán tháo số dầu dự trữ này vào những cơ hội thích hợp.
Hiện có nhiều tranh luận về việc kho SPR sẽ được sử dụng như thế nào. Một số người cho rằng việc mở kho cần phải được thực hiện quyết liệt, hơn trong khi những người khác đặt vấn đề liệu nước Mỹ có luôn tận dụng được hết lợi thế của việc có kho SPR, ước tính trị giá khoảng 43,5 tỷ USD, hay không.
Mặc dù vậy, ít người ủng hộ ý tưởng thay đổi căn bản cách sử dụng kho dự trữ SPR ở Mỹ cũng như ở các nước khác. Trọng tâm hoàn toàn vẫn là chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp và giảm nhẹ tác động của việc giảm nguồn cung.
Trong khi chính phủ các nước và các cơ quan năng lượng tiếp tục lên kịch bản cho tình huống xấu nhất thì dự trữ dầu vẫn đang ngày càng tăng thêm.
S.Phương
Năng Lượng Mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị