Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vì dịch tả lợn châu Phi, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu giảm

17:10 | 20/10/2019

441 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong 9 tháng giảm nhẹ 2,2% so với cùng kỳ, đạt 2,8 tỷ USD trong 9 tháng 2019. Nguyên nhân được cho là dịch tả lợn châu Phi.
vi dich ta lon chau phi nhap khau thuc an chan nuoi va nguyen lieu giamChi hơn 1,6 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu
vi dich ta lon chau phi nhap khau thuc an chan nuoi va nguyen lieu giamNgành chăn nuôi chi hàng tỷ USD để nhập khẩu đậu tương, lúa mì, ngô
vi dich ta lon chau phi nhap khau thuc an chan nuoi va nguyen lieu giamThị trường thức ăn chăn nuôi: Ngoại lấn lướt nội

Theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong tháng 9/2019 đạt 262 triệu USD, giảm 29,47% so với tháng trước đó và giảm 31,99% so với cùng kỳ tháng 9 năm ngoái.

vi dich ta lon chau phi nhap khau thuc an chan nuoi va nguyen lieu giam
Vì dịch tả lợn châu Phi, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu giảm

Lũy kế 9 tháng năm 2019 Việt Nam đã chi hơn 2,8 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Argentina là thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 120 triệu USD, giảm 29,31% so với tháng trước đó và giảm 18,75% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này trong 9 tháng đầu năm 2019 lên hơn 1,1 tỷ USD, chiếm 40,5% thị phần.

Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 9/2019 đạt hơn 33 triệu USD, và 9 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã nhập khẩu từ thị trường này Mỹ đạt 451 triệu USD, giảm 10,14% so với cùng kỳ năm 2018

Đứng thứ ba là Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu hơn 140 triệu USD, giảm 18,99% so với cùng kỳ năm 2018.

Hiện, sản lượng ngô và đậu tương trong nước chỉ đáp ứng được 50 - 55% nhu cầu sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước, do đó nguồn thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu lúa mỳ, các loại dầu mỡ động thực vật để pha trộn sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Năm 2018, ước tính 70% tổng nguồn nguyên liệu thô làm thức ăn chăn nuôi, bao gồm thức ăn chăn nuôi công nghiệp, là từ nguồn nhập khẩu, với kim ngạch 3,91 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2017.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sản xuất chăn nuôi 9 tháng qua gặp nhiều khó khăn do bệnh dịch tả lợn châu Phi gây ra, không chỉ gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi mà còn làm thâm hụt ngân sách nhà nước. Đã có 5,5 triệu con lợn bị tiêu hủy vì dịch bệnh.

Báo cáo của 56 tỉnh, thành phố cho thấy, tổng đàn lợn tính đến hết tháng 8/2019 là hơn 22 triệu con, giảm 16% so với thời điểm tháng 10 năm ngoái, trong đó đàn nái khoảng 2,9 triệu con.

Dự báo, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cả năm 2019 sẽ giảm khoảng 3 - 4% do nhiều địa phương được khuyến cáo chưa tiếp tuc tái đàn sau dịch bệnh.

Nguyễn Hưng