Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Về sóc Bom Bo…

06:55 | 04/02/2014

Theo dõi PetroTimes trên
|
Năm 2012, thể theo nguyện vọng của bà con đồng bào S’tiêng nơi đây, muốn giữ lại tên Bom Bo ngày xưa để giữ gìn bản sắc văn hóa, đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng cho thể hệ trẻ, chính quyền tỉnh Bình Phước và huyện Bù Đăng đã quyết định đổi tên thôn 1 thành thôn Bom Bo. Từ đây địa danh sóc Bom Bo không chỉ được trở về với vị trí cũ mà nó còn được đặt cho nhiều thôn khác nhau. “Giờ đây, lịch sử của địa danh Bom Bo sẽ được biết đến nhiều hơn và lưu truyền cho các thế hệ về sau”.

Già làng Điểu Lên, người S’tiêng, một người con của vùng sóc Bom Bo anh hùng, ông chứng kiến cuộc chiến tranh thần thánh chống Mỹ cứu nước ác liệt trên chính mảnh đất quê hương, là nhân chứng lịch sử sống động nhất. Theo lời của già làng Điểu Lên thì cái tên sóc Bom Bo được biết đến vào năm 1965, thời điểm Khu ủy khu 10 và Bộ Chỉ huy Quân sự Miền quyết định mở Chiến dịch Ðồng Xoài - Phước Long.

Ðể chuẩn bị lương thực cho bộ đội, người dân S’tiêng từ nương rẫy đến bưng bàu, nô nức tuốt lúa tập trung thóc vào kho hậu cần. Già trẻ, gái trai Bom Bo và những vùng khác huy động toàn bộ cối chày, ngày đêm giã gạo phục vụ bộ đội. Ðêm đêm dưới những tán rừng già, các chiến sĩ giải phóng và đồng bào S’tiêng cùng chung tay cối giã gạo đã tạo nên sức mạnh của tình quân dân thắm thiết keo sơn. Đây là chất liệu để cố nhạc sĩ Xuân Hồng sáng tác nên ca khúc “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”.

Già làng Điểu Lên với điệu kèn của người Stiêng

Theo già làng Điểu Lên, những hình ảnh trong bài hát của nhạc sĩ Xuân Hồng về sóc Bom Bo rất chân thật và sống động, đến nỗi khi giúp chúng tôi quay trở về miền ký ức một thời, già làng Điểu Lên vẫn không quên những hình ảnh trong bài hát: “Đuốc lồ ô bập bùng lên ánh lửa; sóc Bom Bo rộn rã tiếng chày khua; Người chưa ngơi đã sẵn có người thay; Cối gạo vơi đi rồi gạo lại đầy..”. Những lời ca tiếng hát từ vùng sóc Bom Bo một thời ấy đã cổ vũ thêm tinh thần chiến đấu của quân dân cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Địa danh sóc Bom Bo cũng vì thế được bao thế hệ người Việt biết đến.

Theo già làng Điểu Lên, cuộc sống của người Bom Bo nay đã thay đổi nhiều, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, những truyền thống đấu tranh hào hùng trong chiến tranh được nhân dân Bom Bo chuyển thành tinh thần lao động sản xuất trong thời bình. Nhờ vậy nên dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng đồng bào các dân tộc Bom Bo đã tự lực tự cường tích cực phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Những ngôi nhà bê tông mái ngói nằm san sát nhau đang dần thay thế cho nhà gỗ lẻ tẻ trong thôn. Những con đường đất đỏ bazan mịt mù bụi đỏ đã được thay bằng những con đường nhựa thẳng tắp. Giao thông phát triển, việc đi lại, học tập, vận chuyển hàng hóa của người dân Bom Bo nhờ thế cũng dễ dàng hơn. Hàng hóa từ mọi miền trên cả nước được đưa về Bom Bo không thiếu bất cứ thứ gì.

Chẳng ai có thể ngờ rằng, người Bom Bo trong bài hát ngày xưa của Nhạc sĩ Xuân Hồng với “cái bụng không no, khố chăn chẳng lành” ấy bây giờ lại ấm no sung túc đến vậy. Chính như bản thân già làng Điểu Lên, người con của mảnh đất sóc Bom Bo cũng cảm nhận rõ sự đổi thay của mảnh đất anh hùng này trong từng hơi thở. Người Bom Bo bây giờ ngoài sản  xuất lương thực, thực phẩm còn biết làm giàu từ trồng điều và cà phê. Hầu như nhà nào ở Bom Bo cũng có những vườn cây công nghiệp “hái” ra tiền này.

Không chỉ dừng lại ở phát triển sản xuất kinh tế, nhân dân sóc Bom Bo còn chú trọng đến việc gìn giữ những bản sắc văn hóa vốn có của đồng bào dân tộc nơi đây. Trong sâu thẳm những người Bom Bo đã trải qua chiến tranh đều hiểu rằng, có được sự phát triển như ngày hôm nay là nhờ sức mạnh đoàn kết của con người được vun đắp trong chiến tranh, đặc biệt là vai trò của đồng bào người S’tiêng là vô cùng to lớn. Với sự thay đổi của cuộc sống mới, những nền văn hóa của ngoại lai đã bắt đầu “xâm chiếm” văn hóa của người S’tiêng ở Bom Bo.

Khung cảnh sóc Bom Bo nhìn từ trên cao

Giờ đây nỗi lo lớn nhất của già làng Điểu Lên là làm sao phải giữ gìn và vun đắp cho thế hệ trẻ nơi đây những nét văn hóa nguồn cội của mình trước sự tấn công của văn hóa ngoại lai. Những suy nghĩ của thế hệ như già làng Điểu Lên không phải là không hợp lý, bởi ở Bom Bo giờ chẳng còn mấy người trẻ biết thổi kèn, đánh chiêng, dệt lụa, cũng không còn ai giã gạo bằng cối chày nữa. Cuộc sống hiện đại đang khiến thế hệ tương lai ở Bom Bo đánh mất những nét văn hóa xưa cũ của cha ông.

Thời gian gần đây, tỉnh Bình Phước đã chủ động xây dựng lại những giá trị truyền thống trong văn hóa của dân tộc gắn liền với địa danh Bom Bo. Đó là dự án khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng. Đây là dự án nhằm khai thác các giá trị văn hóa và lịch sử của người S’tiêng ở sóc Bom Bo. Cũng là cơ hội để người S’tiêng đưa địa danh lịch sử sóc Bom Bo đến với du khách gần xa khi đến đây tham quan. Hiện nay khu bảo tồn văn hóa của người S’tiêng ở sóc Bom Bo đã hoàn thành 50% tiến độ các công trình.

Dự kiến đến năm 2015 toàn bộ dự án sẽ hoàn thành và đi vào khai thác với mục đích chính là bảo tồn văn hóa của người S’tiêng ở Bình Phước, tiếp đến là khai thác theo hướng phát triển du lịch. Đây là dự án được xây dựng trên diện tích 113ha với tổng kinh phí 400 tỉ đồng với các hạng mục: nhà dài; khu lưu niệm, trưng bày các sản phẩm do đồng bào sản xuất; xây dựng, tái tạo lại các làng nghề của đồng bào dân tộc như nghề dệt thổ cẩm, nghề rèn; xây dựng các hồ sinh thái.

Đưa chúng tôi đến ngôi nhà dài nằm trong khu bảo tồn của thôn Bom Bo, già làng Điểu Lên không giấu nổi sự vui mừng, ông bảo: Nhà dài là nét đặc sắc nhất của người dân tộc S’tiêng, nơi đây các lễ hội của người S’tiêng được bắt đầu. Có đi đâu xa, thế hệ con cháu người S’tiêng cũng không thể quên được hình ảnh ngôi nhà cộng đồng đặc sắc của mình. Nhà dài còn là nơi tổ chức những nghi lễ cộng đồng như: lễ lên nương, lễ lúa mới… những lễ hội diễn ra thâu đêm trong hương rượu nếp mới nồng nàn.

Ngày nay, ngoài các lễ hội truyền thống, nhà dài còn là nơi để các thế hệ đi trước truyền dạy cho thế hệ con cháu cách thổi kèn, đánh chiêng, dệt vải… “Tôi hy vọng khi dự án khu bảo tồn văn hóa người S’tiêng hoàn thành chúng tôi sẽ có nhiều kế hoạch và hoạt động để bảo tồn những nét văn hóa của người S’tiêng. Như vậy thì không chỉ con cháu người S’tiêng mà du khách gần xa cùng có cơ hội để hiểu rõ hơn về nét văn hóa của dân tộc S’tiêng” - già Điểu Lên không giấu được vẻ tự hào.

Chia tay già làng Điểu Lên và sóc Bom Bo trong khoảnh khắc giao mùa của đất trời. Lại một mùa xuân nữa sắp về trên mảnh đất anh hùng của vùng miền núi sơn cước với biết bao hy vọng và ước muốn đẹp đẽ của con người nơi đây.

Hy vọng, một ngày nào đó, gần đây thôi, chúng tôi sẽ có dịp “về đường này thăm sóc Bom Bo”, được sống trong ngày hội rộn rã tiếng chày giã gạo của người S’tiêng…

Mặc dù là địa phương vùng núi vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng Bom Bo đã và đang nỗ lực trong phát triển kinh tế, xã hội. Hiện nay, nhân dân các dân tộc ở Bom Bo đang quyết tâm xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng, Nhà nước đề ra. Đến thời điểm này, trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì người dân xã Bom Bo đã hoàn thành và đạt 12 tiêu chí. Chính quyền và nhân dân sóc Bom Bo quyết tâm đến năm 2020 sẽ được công nhận chuẩn về nông thôn mới.


Thùy Trang