Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

VAMC có quyền cơ cấu lại khách hàng vay sau khi góp vốn điều lệ, vốn cổ phần

10:30 | 06/01/2020

304 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thông tư 32 quy định, VAMC có quyền tham gia cơ cấu lại khách hàng vay sau khi góp vốn điều lệ, vốn cổ phần; việc góp vốn điều lệ, vốn cổ phần không vi phạm giới hạn góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của VAMC.

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 32/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Một trong nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung tại thông tư là nguyên tắc cơ cấu lại khoản nợ xấu đã mua. Theo đó, VAMC xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của khách hàng vay.

vamc co quyen co cau lai khach hang vay sau khi gop von dieu le von co phan
VAMC xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường

VAMC thực hiện việc cơ cấu lại khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của khách hàng vay và theo quy định tại thông tư này. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc cơ cấu lại khoản nợ xấu để hưởng lợi bất hợp pháp.

Về biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ của các khoản nợ xấu đã mua bằng TPĐB, thông tư quy định VAMC xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ dưới các hình thức điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đối với khoản nợ xấu khi khách hàng vay đáp ứng các điều kiện sau đây:

Khách hàng vay có phương án trả nợ khả thi; đối với trường hợp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vay: khách hàng vay không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vay trong phạm vi thời hạn trả nợ đã thỏa thuận và được VAMC đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo sau khi được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.

Đối với trường hợp gia hạn nợ, khách hàng vay không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vay đúng thời hạn trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay, hợp đồng ủy thác cấp tín dụng, hợp đồng mua, ủy thác mua TPĐB và được VAMC đánh giá là có khả năng trả hết nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.

Thời gian gia hạn nợ đối với khoản nợ xấu không được vượt quá thời hạn còn lại của TPĐB tương ứng với khoản nợ xấu đó. Trường hợp gia hạn nợ đối với khoản nợ xấu vượt quá thời hạn còn lại của TPĐB tương ứng với khoản nợ xấu đó, VAMC phải có sự thống nhất bằng văn bản của tổ chức tín dụng bán nợ trước khi quyết định.

Khách hàng vay đang trong quá trình giải thể, phá sản, thu hồi giấy phép hoạt động không được VAMC xem xét, cơ cấu lại khoản nợ xấu, hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay.

Về góp vốn của khách hàng vay là doanh nghiệp (DN), VAMC được góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là DN dưới các hình thức sau: chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng TPĐB thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay; sử dụng tài sản (trừ khoản nợ xấu đã mua bằng TPĐB), nguồn vốn hợp pháp để góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay (bao gồm cả hình thức chuyển khoản nợ xấu đã mua theo giá trị thị trường thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay).

Việc chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng TPĐB thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay chỉ được thực hiện trong trường hợp: Khách hàng vay là DN trong nước hoạt động ngoài lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng; VAMC có sự thống nhất của tổ chức tín dụng bán nợ bằng văn bản về việc chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng TPĐB thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay trước khi thực hiện.

Tổ chức tín dụng bán khoản nợ xấu cũng phải đáp ứng các yêu cầu về giấp phép, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, đạt kết quả hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán, không bị xử phạt vi phạm hành chính về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, góp vốn, mua cổ phần trong 12 tháng liền kề…

Trường hợp góp vốn bằng tài sản, VAMC phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây: Phương án góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay có tính khả thi và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, trong đó phương án phải phân tích, đánh giá hiệu quả góp vốn điều lệ, vốn cổ phần, tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng vay, nguồn vốn để góp vốn, khả năng thu hồi vốn góp và đề xuất các biện pháp thu hồi vốn góp và tham gia cơ cấu lại khách hàng vay.

VAMC có quyền tham gia cơ cấu lại khách hàng vay sau khi góp vốn điều lệ, vốn cổ phần; việc góp vốn điều lệ, vốn cổ phần không vi phạm giới hạn góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của VAMC.

Khách hàng vay có triển vọng phục hồi về tài chính và hoạt động sau khi được công ty tham gia góp vốn điều lệ, vốn cổ phần; khách hàng vay không nằm trong quá trình phá sản, giải thể hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14/2/2020.

P.V

vamc co quyen co cau lai khach hang vay sau khi gop von dieu le von co phanCần để tư nhân tham gia mua bán nợ
vamc co quyen co cau lai khach hang vay sau khi gop von dieu le von co phanVAMC sẽ xây dựng thị trường mua bán nợ xấu tập trung
vamc co quyen co cau lai khach hang vay sau khi gop von dieu le von co phan5 ngân hàng xóa sạch nợ tại VAMC