Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

5 ngân hàng xóa sạch nợ tại VAMC

13:38 | 24/05/2019

753 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Số liệu thống kê cho thấy, hiện đã có 5 ngân hàng xóa sạch nợ tại Công ty Quản lý Tài sản (VAMC), bao gồm Vietcombank, MBBank, Techcombank, OCB và VIB. Ngoài ra, còn có một số ngân hàng có ý định tất toán toàn bộ trái phiếu đặc biệt của VAMC trong năm 2019 như VPBank, TPBank, KienLongBank...

Trong báo cáo mới đây gửi tới các đại biểu Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cho biết, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 3/2019, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 907,3 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó riêng trong năm 2018, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 163,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3/2019 giảm về mức 2,02%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016.

5 ngan hang xoa sach no tai vamc
(Ảnh minh họa)

Nhiều ngân hàng cũng xử lý nợ xấu khá tốt. Điển hình như ACB, sau nhiều năm mạnh tay trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu phát sinh từ giai đoạn trước, đến nay ACB đã thu quả ngọt với tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất toàn hệ thống. Theo đó, giá trị nợ xấu của ACB tại thời điểm cuối quý I/2019 chỉ là 1.623 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu cũng giảm xuống còn 0,68% từ mức 0,73% tại thời điểm cuối năm 2018.

Cái tên đáng chú ý thứ hai chính là Vietcombank. Sau khi hoàn tất mua lại nợ xấu từ VAMC về để tự xử lý, Vietcombank đã khép lại năm 2018 với tỷ lệ xấu là 0,97%.

Số liệu thống kê cho thấy, hiện đã có 5 ngân hàng xóa sạch nợ tại VAMC, bao gồm Vietcombank, MBBank, Techcombank, OCB và VIB. Ngoài ra, còn có một số ngân hàng có ý định tất toán toàn bộ trái phiếu đặc biệt của VAMC trong năm 2019 như VPBank, TPBank, KienLongBank...

Báo cáo gửi đến Quốc hội của NHNN cũng đề cập tới những khó khăn trong hoạt động xử lý nợ xấu. Báo cáo nêu rõ, việc xử lý nợ xấu của các TCTD yếu kém gặp nhiều khó khăn do để xử lý dứt điểm nợ xấu, thu hồi tài sản không sinh lời của các TCTD này đòi hỏi phải có cơ chế phân bổ tổn thất, giảm nhẹ gánh nặng tài chính bằng chính sách tài chính phù hợp để TCTD hấp thụ dần tổn thất, vượt qua được khó khăn tài chính.

Bên cạnh đó, việc xử lý, thu hồi nợ và tài sản bảo đảm (TSBĐ) của các ngân hàng mua bắt buộc khó khăn do phần lớn TSBĐ cho các khoản nợ đều đang bị kê biên, liên quan đến các vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh. Ngay cả giải pháp được kỳ vọng sẽ xử lý dứt điểm nợ xấu như mua bán nợ theo giá thị trường cũng đang gặp nhiều khó khăn.

Việc phát triển thị trường mua, bán nợ không thuận lợi do: xác định giá trị khoản nợ làm căn cứ để bên mua, bán nợ tham khảo. Việc thẩm định giá khoản nợ đang được các tổ chức thẩm định giá thực hiện chưa theo quy chuẩn thống nhất do có sự khác biệt về phương pháp, tiêu chí định giá giữa các tổ chức thẩm định giá. Điều này gây khó khăn cho bên mua, bên bán khoản nợ trong việc lựa chọn giá tham khảo phù hợp cho giao dịch mua, bán nợ.

Sau khi mua các khoản nợ, bên mua nợ thực hiện quản lý, khai thác và vận hành TSBĐ cũng như rủi ro thanh khoản liên quan tới các TSBĐ này. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng hoặc ủy thác quản lý các khoản nợ này còn khó khăn vì chưa có thị trường nợ thứ cấp. Tương tự, hiện tại chưa có các hoạt động phái sinh như nghiệp vụ chứng khoán hóa tài sản, chứng khoán hóa nợ thường và nợ xấu. Điều này dẫn đến thanh khoản của các khoản nợ rất thấp, làm giảm mức độ hấp dẫn của các khoản nợ đã mua.

Trước những bất cập hiện tại, nhằm tạo điều kiện triển khai có hiệu quả Nghị quyết 42 và Đề án 1058, NHNN đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo sát sao quá trình triển khai nhiệm vụ cơ cấu lại hệ thống các TCTD, đặc biệt đối với các đề xuất của NHNN về phương án xử lý các TCTD yếu kém. Đồng thời, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ và tham gia hỗ trợ tích cực cho quá trình cơ cấu lại, xử lý nợ xấu của các TCTD…

M.L

5 ngan hang xoa sach no tai vamcNợ xấu ngân hàng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao
5 ngan hang xoa sach no tai vamcQuý I/2019: Tín dụng tăng gần 3%
5 ngan hang xoa sach no tai vamcThống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh xử lý nợ xấu