Tỷ giá biến động mạnh: Nguyên nhân và ảnh hưởng
Kể từ cuối năm 2017, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã công bố lộ trình tăng lãi suất cơ bản trong năm 2018. Việc tăng lãi suất lên 0,25% vào hồi đầu tuần tháng 6/2018 là động thái đã được dự báo trước.
Tỷ giá biến động mạnh từ nửa cuối tháng 6 |
Việc thắt chặt các chương trình hỗ trợ kinh tế cũng là một trong những hành động cứng rắn của nhiều ngân hàng trung ương Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc. Theo Hãng tin Bloomberg, việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt được coi là xu hướng chính của các ngân hàng trong năm 2018 trước bối cảnh biến động khó lường của nền kinh tế toàn cầu.
Tại Việt Nam, trong thời gian qua, tăng trưởng GDP tăng mạnh với con số kỷ lục kể từ 10 năm trở lại đây khi tính riêng 6 tháng đầu năm 2018 đã đạt mốc 7,08%. Tuy nhiên, con số này khó có thể được duy trì trong giai đoạn cuối năm 2018 khi kinh tế thế giới vẫn đang biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu giảm tốc thì ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc lại có dấu hiệu leo thang.
Hệ quả là, chính sách bảo hộ mà Mỹ đang cổ súy và áp dụng khiến đồng USD mạnh lên (tăng 2,34% so với giai đoạn đầu năm) trong khi các ngoại tệ khác như yên Nhật, nhân dân tệ Trung Quốc lại có xu hướng yếu đi. Đặc biệt, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc đang rơi vào trong giai đoạn khó kiểm soát và dường như sẽ bị ảnh hưởng nặng nề từ việc đánh thuế các mặt hàng Trung Quốc vào thị trường Mỹ của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Trước bối cảnh biến động mạnh trên thị trường tiền tệ thì VND lại ít biến động nhất so với các ngoại tệ mạnh. Tỷ giá khá ổn định trong 6 tháng đầu năm 2018 nhưng lại biến động mạnh nửa cuối tháng 6 do Fed tăng lãi suất, hiện mức tăng tỷ giá VND/USD là gần 1,5% so với đầu năm 2018.
Nguồn: PSI tổng hợp |
Mặc dù dự trữ ngoại tệ tăng mạnh, đạt hơn 63 tỉ USD, nhưng tổng giá trị hiện tại chỉ đáp ứng 3 tháng nhập khẩu, trong đó phần lớn nhập khẩu của Việt Nam là nguyên liệu sản xuất. Xuất khẩu suy giảm sẽ kéo theo nhập khẩu giảm và không gây áp lực quá lớn lên cung - cầu ngoại tệ. Áp lực mất giá mạnh của các đồng tiền trong khu vực, đặc biệt gắn với các quốc gia có vị thế yếu về cán cân thanh toán và nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tỷ trọng lớn trái phiếu và cổ phiếu, dẫn đến áp lực rút vốn mạnh. Trong khi đó, Việt Nam đã duy trì cán cân thanh toán thặng dư trong 12 tháng liên tiếp.
Nhìn chung, mức biến động tỷ giá hiện nay là bình thường và không gây những cú sốc lớn đối với nền kinh tế, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vẫn ở mức cao.
Tuy nhiên, việc tỷ giá tăng mạnh sẽ là yếu tố tích cực đối với một số ngành nghề có xu hướng xuất khẩu, gia công phần mềm như: thủy sản, dệt may, dầu khí, cao su, công nghệ. Một số các doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ biến động tỷ giá như: Công ty Thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC), Công ty CP Thủy sản Nam Việt (ANV), Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (PPC), Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2)…
Nhìn chung, mức biến động tỷ giá hiện nay là bình thường và không gây những cú sốc lớn đối với nền kinh tế, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vẫn ở mức cao. |
Minh Châu
-
Ả Rập Xê Út có thể cắt giảm giá dầu tháng 12 cho châu Á
-
Rất cần thiết khi đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế
-
Rystad Energy: OPEC+ sẽ không khôi phục sản lượng dầu trong năm nay
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 1/11: Xung đột Israel - Iran tiếp tục tác động đến giá dầu
-
IMF thúc giục Trung Quốc cải tổ nền kinh tế