Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tuyển sinh đại học: Càng đơn giản càng tốt

10:42 | 17/08/2024

1,410 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 17/8, vào lúc 17 giờ (chậm nhất là cuối giờ chiều ngày 19/8) các trường đại học, cao đẳng trong cả nước sẽ công bố điểm chuẩn và kết quả xét tuyển đợt một. Đây là quãng thời gian chờ đợi hồi hộp nhất đối với các sinh viên tương lai và các bậc phụ huynh.
Thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2024Thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2024
Học phí năm 2024 của các trường đại học kinh tế top đầuHọc phí năm 2024 của các trường đại học kinh tế top đầu
Tuyển sinh đại học: Càng đơn giản càng tốt
Ảnh minh họa

Thế nhưng trước khi công bố điểm chuẩn xét tuyển chung, các trường đã hoàn thành việc xét tuyển sớm. Công việc xét tuyển sớm đã xong xuôi từ giữa tháng 7/2024. Các thí sinh đã được thông báo kết quả và đăng ký xét tuyển trên Cổng thông tin chung của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Từ năm học 2022-2023, chúng ta bắt đầu thực hiện việc xét tuyển sớm. Đây là phương thức đăng ký xét tuyển mới, được coi như một thử nghiệm. Hiện có khoảng 20 phương thức xét tuyển như: xét học bạ, xét bằng các chứng chỉ quốc tế, thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy... Tuy nhiên, thí sinh được xét vẫn phải vượt qua kì thi tốt nghiệp THPT và nếu đạt điểm thi cao sẽ có thêm cơ hội lựa chọn.

Khi xuất hiện mỗi hình thức đổi mới, cải tiến xét tuyển vào đại học, bên cạnh những ưu điểm lại có những bất cập. Gần đây các nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia và kể cả các em học sinh đều có những ý kiến phản hồi về cái được và chưa được, những điều bất cập của cách xét tuyển sớm. Ý kiến bước đầu của Bộ Giáo dục & Đào tạo là, khi thực hiện quá nhiều phương thức tuyển sinh đã gây khó khăn cho cả thí sinh và hệ thống. Bộ sẽ cùng với các trường đại học xem xét lại các phương thức xét tuyển để bảo đảm cách xét tuyển phù hợp, khoa học và sự công bằng cho thí sinh.

Vậy, cái được của xét tuyển sớm là gì? Điều dễ thống nhất là, giúp các trường chủ động hơn, giảm tải áp lực cho cả thí sinh và cho các trường. Nếu xét tuyển sớm ưu tiên dành cho tuyển thẳng, cho các thí sinh tài năng, hoặc có năng khiếu (nhất là đối với các trường báo chí, nghệ thuật), các trường không phải lo chỉ tiêu thì sẽ rất tốt. Đối với các thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm theo thông báo của các trường, nếu đưa lên thành nguyện vọng 1 trên hệ thống thì khả năng trúng tuyển gần như chắc chắn.

Thế nhưng, cái chưa được của tuyển sinh sớm cũng không ít. Thậm chí có nhà giáo cho rằng, sang năm học 2025 nên bỏ hẳn hình thức xét tuyển sớm.

Bất cập thứ nhất là, nhiều nơi chưa bảo đảm công bằng, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý. Điều này gây khó khăn cho thí sinh trong việc lựa chọn phương thức xét tuyển. Còn đối với toàn bộ hệ thống các trường đại học thì việc có quá nhiều phương thức xét tuyển cũng gây khó khăn. Không ít trường xét tuyển sớm không dự báo được số thí sinh ảo. Những năm qua, tỉ lệ ảo xét tuyển sớm ở ngưỡng từ hai đến ba lần.

Một bất cập khác là, xuất hiện tình trạng thiếu công bằng trong tuyển sinh. Chỉ tiêu xét tuyển sớm tăng đồng nghĩa với việc các trường sẽ giảm chỉ tiêu từ điểm thi tốt nghiệp THPT, dẫn tới điểm chuẩn của phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp rất cao, làm giảm/mất cơ hội cho những thí sinh xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp. Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi điểm chuẩn của nhiều trường ở ngưỡng gần như tuyệt đối. Năm 2023, xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT, có 27 ngành học có điểm chuẩn từ 28 trở lên, trung bình mỗi môn trên 9,3 điểm. Mùa tuyển sinh năm 2023, với điểm chuẩn đầu vào lên tới 29,42 - ngành Khoa học máy tính của Đại học Bách khoa Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất. Ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo của trường này xếp vị trí thứ 2 (28,8 điểm).

Cũng cần lưu ý việc xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế. Chẳng hạn, gần đây xu hướng lấy chứng chỉ IELTS (chứng chỉ do Hệ thống Kiểm tra Anh ngữ quốc tế cấp với 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết) để miễn thi môn Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, phục vụ xét tuyển vào đại học, cao đẳng ngày càng phổ biến. Đây là cơ hội nhưng cũng tạo áp lực lớn cho các em. Có người nói đây là những “cuộc đua” mất cân bằng trong nhà trường và xã hội. Nhiều gia đình và học sinh bị cuốn vào một “vòng xoáy” vô hình. Mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho các khóa học, luyện thi “đặc biệt”.

Trước những ưu điểm và nhược điểm của việc xét tuyển sinh sớm, Ngành giáo dục đã có nhiều cuộc bàn thảo và đi đến những nhận định, khuyến nghị bước đầu. Đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo xem xét yêu cầu các trường đại học giảm xét tuyển bằng học bạ, tăng kết quả xét thi tốt nghiệp THPT. Việc xét tuyển càng đơn giản càng tốt, bảo đảm thuận lợi cho học sinh, cho xã hội. Đó cũng là thể hiện trách nhiệm của các trường đại học với giáo dục phổ thông.

Kết luận cuối cùng vẫn còn chờ đợi thêm kết quả tuyển sinh năm học mới này để có thêm những căn cứ, dữ liệu mới nhất, khách quan nhất.

Hải Đường

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan