Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tử vong vì nhiễm khuẩn bệnh viện

10:30 | 02/08/2018

418 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Lúc đầu nhập viện chỉ để chữa bệnh đau lưng, nhưng sau một thời gian, một nam bệnh nhân, 45 tuổi đã phải phẫu thuật vì bị vi khuẩn kháng thuốc ở bệnh viện tấn công. Tuy nhiên, ông bị liệt sau mổ và không lâu sau thì tử vong.  
chua dau lung nhung lai tu vong vi nhiem khuan benh vienNhiễm khuẩn bệnh viện - S.O.S!
chua dau lung nhung lai tu vong vi nhiem khuan benh vienPhòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện

Bệnh nhẹ cũng… tử vong

Đó là câu chuyện mà TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đã chia sẻ tại Hội nghị triển khai Thông tư số 16/2018/TT – BYT quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh diễn ra ngày 31/7 tại Hà Nội.

Qua câu chuyện này ông muốn nói lên sự đáng sợ của tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện có thể biến từ một bệnh nhân có bệnh nhẹ thành nặng, từ một bệnh nhân có cơ hội khỏi bệnh thành… tử vong. Nói tóm lại nhiễm khuẩn bệnh viện vô cùng nghiêm trọng có thể cướp đi mạng sống của bệnh nhân bất cứ lúc nào nếu xảy ra từ những việc hằng ngày như tiếp xúc, sử dụng nguồn nước không sạch, rửa tay không đúng cách…

TS Kidong Park nhấn mạnh: “Khi ấy, không một loại kháng sinh nào có tác dụng trên bệnh nhân, các bác sĩ đã bất lực trước cái chết được dự báo của người bệnh”.

chua dau lung nhung lai tu vong vi nhiem khuan benh vien
Rửa tay đúng cách cũng là cách chống nhiễm khuẩn

Tại Việt Nam, hầu hết bệnh viện đều có khoa chống nhiễm khuẩn. Bộ Y tế cũng đã có thông tư hướng dẫn thực hiện chống nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn hiện nay thực tế đang là gánh nặng cho người bệnh, các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn cầu. Bởi nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn và tăng chi phí điều trị…

Nguyên nhân được Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho rằng là do một số lãnh đạo bệnh viện chưa thật sự hiểu tầm quan trọng của chống nhiễm khuẩn nên chưa đầu tư nguồn lực hiệu quả. Đa số nhân lực chưa được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn.

Các bệnh viện mới chỉ tập trung nhiều vào giặt là, hấp sấy, quản lý chất thải; chưa chú trọng vào giám sát việc thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn và tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Trong khi đó đây mới là hành động nhằm tránh lây nhiễm cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế đã ra Thông tư số 16/2018/TT-BYT Quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thay thế Thông tư số 18/2009/TT-BYT đã không còn phù hợp với tình hình hiện tại. Với Thông tư mới này, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê đánh giá sẽ góp phần tăng cường công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Giám sát việc tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn

Theo Thông tư mới, bắt buộc cơ sở y tế có từ 150 giường bệnh trở lên phải có đơn vị kiểm soát nhiễm khuẩn riêng. Nơi có dưới 150 giường tối thiểu phải có bộ phận kiểm soát thuộc phòng kế hoạch tổng hợp, có người phụ trách chuyên môn. Người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh phải chịu trách nhiệm toàn diện về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của đơn vị. Người làm giám sát chuyên trách, khử khuẩn, tiệt khuẩn phải có chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc văn bằng về kiểm soát nhiễm khuẩn (thời gian đào tạo tối thiểu 3 tháng theo chuyên đề).

chua dau lung nhung lai tu vong vi nhiem khuan benh vien
150 giường bệnh trở lên phải có đơn vị kiểm soát nhiễm khuẩn riêng

Các viện cũng giám sát việc tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của bác sĩ, điều dưỡng, sinh viên, bệnh nhân và người nhà.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định, khi ngành y tế ngày càng phát triển, tăng cường ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị như phát triển nội soi, phẫu thuật tim mạch, ghép bộ phận cơ thể người, ghép tế bào gốc… thì đòi hỏi vô khuẩn càng cao, phải hạn chế mức thấp nhất nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn cho bệnh nhân, nhân viên y tế.

Hiện nay, ước tính tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở các nước phát triển khác nhau dao động trong khoảng 3,5 - 12%. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh dịch châu Âu báo cáo tỷ lệ hiện nhiễm ở các nước châu Âu trung bình là 7,1%. Số liệu về nhiễm khuẩn bệnh viện tại các quốc gia chậm và đang phát triển thường không đầy đủ và không có sẵn.

Tuy nhiên, phân tích gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, các ca nhiễm khuẩn ở các nước đang phát triển thường xảy ra với tần suất cao hơn do hạn chế nguồn lực so với các nước phát triển. Tổn thất tài chính hằng năm do NKBV cũng rất lớn, ước tính khoảng 7 tỷ euro ở châu Âu, khoảng 6,5 tỷ USD ở Mỹ.

Nguyễn Anh