Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện

19:51 | 13/04/2017

Theo dõi PetroTimes trên
|
Trước tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện gây khó khăn trong công tác điều trị, thậm chí làm bệnh nhân tử vong, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại các đơn vị chăm sóc tích cực” nhằm đưa ra các giải pháp làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn tại các khu vực có nguy cơ cao, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị người bệnh. 

Đã giảm nhưng vẫn còn cao

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Bạch Mai, các đơn vị chăm sóc tích cực là khu vực có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện nhất bởi đây là nơi tập trung bệnh nhân nặng, hệ thống bảo vệ cơ thể suy giảm, thời gian nằm viện kéo dài và phải chịu nhiều thủ thuật xâm nhập. Trong đó, nhiễm khuẩn phổi gặp cao nhất với 44,7%, tiếp đến là nhiễm khuẩn vết mổ 29,3%, rồi đến nhiễm khuẩn tiết niệu và nhiễm khuẩn máu.

phong ngua nhiem khuan benh vien
Quá tải là một trong những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện

Trong những năm qua, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện đã giảm đáng kể. Như với nhiễm khuẩn vết mổ năm 2016 đã giảm 2/3 so với năm 1999. Từ chỗ thực hiện 5-6 ca mổ/ngày thời điểm đó, đến nay thực hiện khoảng 100 ca phẫu thuật lớn mỗi ngày, nhưng tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chỉ chiếm 3,7%.

Tương tự, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại Khoa Hồi sức tích cực giảm gần 50% so với 10 năm trước. Từ 29 - 30% năm 2002 giảm xuống còn 24,7% sau 6 năm và đến giai đoạn 2014 - 2016 tỷ lệ này còn 13,2%. “Tuy nhiễm khuẩn bệnh viện đã giảm nhưng còn ở mức hơn 2-3 lần so với những nước phát triển. Mục tiêu đặt ra phải giảm nhiễm khuẩn bệnh viện tại khu vực này xuống còn một con số”, PGS Hùng nói.

GS.TS Ngô Quý Châu, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai phân tích nguyên nhân nhiễm khuẩn: hầu hết nhiễm khuẩn bệnh viện tại các đơn vị chăm sóc tích cực đều do các vi khuẩn đa kháng kháng sinh gây ra. Vi khuẩn đa kháng kháng sinh này không những khó điều trị mà còn khó kiểm soát lây truyền và để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh do làm tăng gấp 2 lần ngày nằm viện, chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tử vong (30-40%). Nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong các tiêu chí phản ánh và đánh giá chất lượng hoạt động bệnh viện.

Phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vô khuẩn

Để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện, theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, mọi nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình vô khuẩn trong chăm sóc người bệnh; phát hiện và tổ chức cách ly sớm bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện để phòng ngừa lan truyền các vi khuẩn đa kháng kháng sinh.

phong ngua nhiem khuan benh vien
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bên cạnh đó, cần cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng kiểm soát nhiễm khuẩn: nơi xử lý đồ bẩn, phương tiện vệ sinh, hệ thống xử lý nước sinh hoạt, nước thải; Những khu vực cần tập trung nguồn lực là các đơn vị hồi sức tích cực, cấp cứu, chống độc, nhi sơ sinh và ngoại khoa...; Duy trì phương tiện kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản phục vụ công tác vệ sinh tay, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ, đồ vải…; Tăng cường phòng ngừa chuẩn kết hợp dự phòng theo đường tiếp xúc là thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản chưa được thực thi tốt; Duy trì kiểm tra, giám sát chủ động nhiễm khuẩn bệnh viện và tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn để đề xuất kịp thời can thiệp làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện và cải thiện tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn ở nhân viên y tế. Đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ Khoa Vi sinh để phát hiện, cách ly kịp thời vi khuẩn đa kháng kháng sinh và có liệu pháp điều trị kháng sinh phù hợp...

Tú Anh