Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Từ nạn nhân thành... "mẹ mìn"

07:00 | 10/10/2014

Theo dõi PetroTimes trên
|
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam vừa phát lệnh truy nã một số đối tượng trong đường dây “mua bán người” xảy ra tại huyện Nam Giang. Điều đáng nói trong số đó có đối tượng đã từng bị dụ dỗ bán sang Trung Quốc, sau đó lại quay về lôi kéo người thân vào đường dây buôn người.

Mắc bẫy hàng xóm

Một ngày tháng 3/2013, Cơ Lâu Nếp (SN 1991, thôn Pà Xua, xã Tà Bhing, huyện Nam Giang) sang nhà hàng xóm là ông Pơ Loong Thơ (SN 1964) chơi. Tại đây Nếp nhờ tìm giúp 2 cô gái để phụ việc bán hàng cho một người quen bên chồng ở Nghệ An. Theo lời của Nếp, công việc chủ yếu là bưng bê và dọn rửa chén bát trong các quán ăn nhưng lương cao, khoảng 6 triệu đồng/tháng. Nghe thế, hai con gái của ông Thơ là Pơ Loong Thịnh (SN 1991) và Pơ Loong Thảo (SN 1996) mừng như bắt được vàng và nhờ Nếp xin việc giúp.  

Chiều ngày 19/3/2013, Nếp thông báo cho hai chị em Thịnh và Thảo chuẩn bị đi làm vì cô ta đã dàn xếp xong công việc. Để gia đình ông Thơ yên tâm, Nếp nhờ chồng là Xên Văn Dần (1987) và em chồng là Xên Văn Tuất (1990, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) dẫn hai chị em Thịnh ra đến tận Nghệ An. Hai chị em Thịnh được Tuất chở bằng xe mô tô từ nhà ra Bến Giằng (xã Cà Dy, huyện Nam Giang) để bắt xe đi Đà Nẵng, rồi từ đây đi TP Vinh. Cùng chung hành trình với chị em Thịnh hôm đó ngoài Dần, Tuất còn có Cụt Văn Yên (SN 1982, xã Chiêu Lưu). Theo như lời Dần bảo, Yên về Nghệ An để thăm gia đình.

Từ nạn nhân trở thành kẻ buôn người

Pơ Loong Thảo (trái) và chị Pơ Loong Thịnh.

Khi cả đoàn người ra đến bến xe TP Vinh thì Dần và Yên gọi điện cho Lo Văn Việt (SN 1981, xã Chiêu Lưu) đến đón. Việt dẫn tất cả mọi người đến gặp 2 người phụ nữ tên là Lương Thị Khuyên (SN 1992, xã Chiêu Lưu) và La Thị Tim (SN 1983, xã Yên Na, huyện Tương Dương, Nghệ An) tại một nhà trọ. Tại đây, Dần giới thiệu Khuyên và Tim là những người quen với bà chủ nhà hàng và sẽ dẫn hai chị em Thịnh đi nhận việc.

Sau một đêm ở nhà trọ, 7 giờ sáng ngày hôm sau, cả nhóm chuyển đến ở tại khách sạn Việt-Lào (TP Vinh). Khi đến khách sạn, Thịnh nghe Tim gọi điện thoại cho một người phụ nữ bảo rằng: “Hai cô gái ở Quảng Nam được dẫn ra đến nơi rồi. Em mau đến đưa họ đi”. Hai ngày sau, hai chị em Lương Thị Mằn (SN 1989), Lương Thị Lan (SN 1992, cùng trú xã Chiêu Lưu) đến khách sạn Việt-Lào và bảo hai chị em Thịnh theo họ để đến chỗ làm việc.

Sau khi trao đổi với Tim và Khuyên, Mằn dẫn hai chị em Thịnh và Thảo đi một mạch đến khoảng 11 giờ trưa ngày 20/3/2014 thì tới Trung Quốc. Tại đây, Mằn đã bán Thịnh với giá 5 vạn tệ (tương đương 150 triệu VNĐ), bán Thảo với giá 4,3 vạn tệ (tương đương 129 triệu VNĐ). Số tiền bán được chị em Mằn lấy 7,3 vạn tệ, còn 2 vạn tệ bọn chúng đưa cho Tim và Khuyên. Trước đó, tại khách sạn Việt-Lào, tú bà Mằn đã thỏa thuận mua Thịnh và Thảo với giá 100 triệu đồng.

Từ nạn nhân trở thành kẻ buôn người

Pơ Loong Đào

Lôi kéo người nhà

Những ngày đầu sau khi rơi vào tay bọn buôn người Trung Quốc, Thảo vô cùng sợ hãi. Cô bị nhốt trong một căn phòng ẩm thấp, hàng ngày có những người đàn ông già nua hoặc tàn tật đến xem mặt để cưới về làm vợ. Một tuần sau, Thảo được một người tàn tật mua về làm vợ. Do bất đồng ngôn ngữ nên cuộc sống của Thảo chỉ là lao động và đem thân xác hầu hạ cho chồng.   

Sau một thời gian chấp nhận cuộc sống tủi nhục, Thảo được gia đình chồng tin tưởng và cho phép liên lạc về với gia đình. Có cơ hội tốt, Thảo không tìm cách để trốn về nước như bao nạn nhân khác mà nghĩ đến kế hoạch buôn người. Tháng 5/2013, Thảo điện thoại về Việt Nam gặp người em trai ruột là Pơ Loong Đào (SN 1997). Sau khi kể chuyện mình bị lừa bán sang Trung Quốc, Thảo bảo Đào đi tìm người để dụ dỗ đưa sang Trung Quốc bán kiếm lời. Mới nghe chị nói, Đào cũng lo sợ, nhưng rồi vì hám tiền, gã cũng thực hiện theo kế hoạch do Thảo bày ra.

Để có thêm “dũng khí”, Đào rủ thêm anh rể là Vi Văn Hữu (SN 1993) vào cuộc. Chúng đến nhà A Viết Quyền (SN 1997, xã Tà Bhing, là con cô ruột của Đào) dụ dỗ Quyền đi làm việc lương cao. Khi “cá cắn câu”, Hữu điện báo tin cho Thảo và Thảo hướng dẫn Hữu, Đào đưa Quyền sang Trung Quốc. Trong vụ mua bán này, Đào và Hữu nhận được 60 triệu đồng. Khi về đến Quảng Nam, Hữu đưa cho bà Pơ Loong Xuân, mẹ ruột của Quyền 20 triệu, còn lại Hữu lấy tiêu xài. Sau khi bị đưa sang Trung Quốc được 2 ngày, A Viết Quyền bị Thảo và Mằn bán lại cho một tú bà Trung Quốc với giá hơn 3 vạn tệ (tương đương 90 triệu đồng).  

Từ nạn nhân trở thành kẻ buôn người

Vi Văn Hữu, anh rể của Pơ Long Thảo.

Tháng 6/2013, Thảo từ Trung Quốc về Tà Bhing và gạ gẫm rủ một người ở gần nhà tên Raíh Thị Non (SN 1999) đi chơi. Sau gần 1 tháng rỉ tai với chiêu bài tìm giúp công việc nhàn hạ mà lương cao, Non đã bị chị em Thảo đưa vào bẫy. Tháng 7/2013, Thảo và Đào dẫn Non sang Trung Quốc để bán cho Mằn. Trong phi vụ này, Hữu và Đào được trả công 30 triệu đồng. Đáng chú ý, tại thời điểm bị bán, Quyền và Non chưa đủ 16 tuổi.

Mọi động tĩnh của đường dây buôn người này đã bị các trinh sát Công an Quảng Nam theo dõi và nắm rõ. Ngày 14/9/2013, các đối tượng Lương Thị Mằn, Lương Thị Lan, Cụt Văn Yên đã bị các trinh sát bắt tại TP. Vinh, Vi Văn Hữu bị bắt tại Nam Giang. Tiếp đến ngày 30/9/2013, Xên Văn Dần bị bắt tại thôn Pà Xua.

Sau một năm điều tra, mở rộng vụ án, ngày 14/7/2014, Công an Quảng Nam đã ra quyết định khởi tố đối với Pơ Loong Thảo, La Thị Tim, Lương Thị Khuyên, Lo Văn Việt, Lữ Văn Khăm và Cơ Lâu Nếp về tội mua bán phụ nữ và mua bán trẻ em.

Ngày 27/7/2014, Cơ quan CSĐT phát lệnh truy nã đối với các bị can trên, riêng Cơ Lâu Nếp do có con nhỏ nên được cho tại ngoại. Cơ quan công an kêu gọi các đối tượng trên ra đầu thú để được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.

Hoàng Phương