TT Putin: Mỹ đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu như thế nào?
Tổng thống Vladimir Putin phát biểu tại Tuần lễ Năng lượng Nga |
Phát biểu tại Tuần lễ Năng lượng Nga, ông Vladimir Putin lưu ý rằng Hoa Kỳ đã giảm cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), trong khi lại cáo buộc Nga tham gia vào việc làm tăng giá khí đốt ở châu Âu. "Nguồn cung cấp, ví dụ như LNG của Mỹ, đã di chuyển từ châu Âu sang châu Á khi giá cả thay đổi. trên tổng lượng cung cấp LNG giảm trên thị trường châu Âu, tức là hơn 14 tỷ mét khối khí, khoảng một nửa là do các nhà khai thác Mỹ”, Tổng thống Nga nói.
Ông Putin nhớ lại, trong bối cảnh nguồn cung khí đốt từ Mỹ và các nước khác giảm, Nga đang tăng cường cung cấp cho châu Âu, đáp ứng mọi yêu cầu của các đối tác. "Vậy ai đang sử dụng những công cụ năng lượng này cho mục đích riêng của họ? Đó là lỗi của chúng tôi hay của người khác?", Nguyên thủ Nga nói tiếp.
"Giờ là thời buổi thông tin mở, bạn chỉ cần xem trên Internet là có tất cả. Và bạn đưa ra cáo buộc chống lại Nga sử dụng các nguồn năng lượng làm vũ khí. Điều này hoàn toàn vô nghĩa", ông Putin nhấn mạnh.
Giá khí đốt ở châu Âu đang ở mức kỷ lục trong vài tháng qua. Vào ngày 6 tháng 10, khí đốt tự nhiên đạt mức cao nhất mọi thời đại ở mức 1.937 đô la trên 1.000 mét khối trước khi giảm vào những ngày tiếp theo, giao dịch vào ngày 14 tháng 10 ở mức 1.200 đô la.
Nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng này: dự trữ thấp và không được lấp đầy sau mùa đông kéo dài năm 2020-2021, sự đóng góp giảm của năng lượng tái tạo, chẳng hạn như phong điện vì lý do thời tiết, nguồn cung giảm và nhu cầu tăng nhanh do kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, một số quan chức phương Tây đổ lỗi cho Nga đã tham gia vào đợt tăng giá nhiên liệu kỷ lục này. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã kêu gọi Moscow tăng cường cung cấp khí đốt cho EU để giảm bớt áp lực về giá cả.
Cơ quan này cho biết: “IEA tin rằng Nga có thể làm nhiều hơn nữa để tăng lượng khí đốt tới châu Âu và đảm bảo rằng các kho dự trữ được lấp đầy đủ để chuẩn bị cho mùa đông sắp tới”.
Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ, Jennifer Granholm, lên tiếng về việc "thao túng" giá khí đốt, khi ám chỉ Nga đã tự ý giảm xuất khẩu sang châu Âu và hứa sẽ "kiểm tra rất nghiêm túc" nghi vấn này.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, giá điện ở châu Âu đã đạt mức chưa từng có trong mười năm, thường xuyên trên 100 euro/megawatt/giờ (MWh). Ở Đức và Tây Ban Nha, giá điện đã tăng gấp ba, thậm chí gấp bốn lần so với năm 2019 và 2020.
Ngày 13/10, Tổng thống Putin đề xuất tăng xuất khẩu khí đốt cho châu Âu, sau khi đưa ra nhiều bình luận về tình hình giá khí đốt tăng mạnh tại châu Âu và khẳng định Moscow không có lỗi. Theo nguyên thủ Nga, nguyên nhân là do chính sách năng lượng của các nước EU,
Từ vài ngày nay, tập đoàn khổng lồ của Nga, Gazprom, huy động rất nhiều nguồn dự trữ để bình ổn thị trường. Nhưng điều mà ông chủ Điện Kremlin mong muốn trước hết là các nước châu Âu phải "rút ra một bài học". Theo ông, EU là bên duy nhất phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng này và Liên minh này đã không biết cách tự bảo vệ mình khỏi sự tăng giá bằng cách ký các hợp đồng dài hạn với Moscow. Các nước châu Âu đã phạm sai lầm khi "dựa vào bàn tay vô hình của thị trường", từ trong nguyên văn phát biểu của Putin.
Nh.Thạch
AFP
-
Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Kỳ cuối: Ứng dụng thực tiễn của động cơ lượng tử
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga