Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Trường đại học nào của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế?

06:35 | 22/11/2017

Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong số hệ thống các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam, có rất nhiều trường đã tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy và được các tổ chức quốc tế công nhận, đánh giá cao.  

Chuẩn QS Stars

Năm 2016, trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã được trao chứng nhận đạt chuẩn 3 sao theo đánh giá của Tổ chức QS (QS Stars) - một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho các trường ĐH trên thế giới.

Trước đó, ĐH Nguyễn Tất Thành đã trải qua các vòng kiểm định của tổ chức này với các tiêu chuẩn: cốt lõi (giảng dạy, việc làm, nghiên cứu khoa học, quốc tế hóa), môi trường học tập (cơ sở vật chất, học tập trực tuyến/ từ xa), chuyên môn (ngành học), nâng cao (trách nhiệm xã hội, tính toàn diện). Trong đó, tiêu chuẩn về giảng dạy, việc làm, cơ sở vật chất, trách nhiệm xã hội được tổ chức QS đánh giá 5 sao (mức độ cao nhất); tiêu chí về tính toàn diện nhận được 4 sao và tiêu chí về nghiên cứu khoa học 2 sao.

Trước đó, vào năm 2012, ĐH FPT đã được trao chứng nhận đạt chuẩn 3 sao của QS Stars. Trong đó, tiêu chí về chất lượng đào tạo và trách nhiệm xã hội được đánh giá 5 sao; tiêu chí cơ sở vật chất, tình trạng việc làm sau tốt nghiệp, học bổng và các loại hình hỗ trợ sinh viên nhận được 4 sao.

truong dai hoc nao cua viet nam dat chuan quoc te
ĐH FPT

Năm 2015, ĐH Tôn Đức Thắng được QS Stars đánh giá 3 sao với tiêu chí về cơ sở vật chất; tiêu chí hỗ trợ sinh viên được đánh giá 5 sao.

Tổ chức QS (Quacquarelli Symonds) thành lập năm 1990 có trụ sở chính đặt tại Anh và nhiều trụ sở đặt tại Singapore, Paris, New York... QS là một mạng lưới rộng lớn kết nối các trường đại học trên thế giới. Mỗi năm QS tổ chức trên 200 sự kiện giáo dục với sự tham gia của hơn 1,000 trường đại học trên khắp các châu lục.

QS cung cấp hai loại hình đánh giá trường ĐH chính, bao gồm xếp hạng (Universities Ranking System) và gắn sao (Stars Rating). Trong đó, thứ hạng của các trường trong bảng xếp hạng của QS là nguồn tham khảo chính của sinh viên thế giới khi tìm kiếm về thứ hạng của một trường.

Bên cạnh đó, bảng xếp hạng ĐH của QS cùng với các bảng xếp hạng của ĐH Giao thông Thượng Hải và của Time Higher Education là 3 bảng xếp hạng ĐH thế giới chính thức hiện nay. Trong đó, bảng xếp hạng của QS được đánh giá cao hơn khi đưa vào thêm yếu tố “việc làm của sinh viên sau khi ra trường”. QS đánh giá chất lượng của một trường ĐH bằng chất lượng nhân lực sau khi ra trường, bên cạnh các tiêu chí vốn có như đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

Hội đồng Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh (ACBSP)

Năm 2016, Hội đồng Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh (ACBSP) đã công nhận chất lượng của 5 chương trình đào tạo thuộc Khoa Kinh tế - Thương mại (ĐH Hoa Sen): marketing, quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, kế toán, tài chính - ngân hàng.

ACBSP (viết tắt của Accreditation Council for Business Schools and Programs - Hội đồng Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh) là một tổ chức kiểm định chuyên ngành nhằm đánh giá chất lượng và tính chính trực của chương trình đào tạo có cấp bằng về kinh doanh. Tại Mỹ, ACBSP và AACSB là 2 tổ chức kiểm định chuyên ngành kinh doanh có uy tín nhất.

truong dai hoc nao cua viet nam dat chuan quoc te
Sinh viên ĐH Hoa Sen

Để được chứng nhận chất lượng, các trường ĐH thường phải vượt qua các thủ tục và quy trình kiểm định chặt chẽ, trong đó có cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, quy trình quản lý, chất lượng đầu ra, dịch vụ hỗ trợ sinh viên…

Hội đồng Cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES)

Tháng 6/2017, 4 trường ĐH của Việt Nam bao gồm: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Bách khoa Đà Nẵng và ĐH Bách khoa TP. HCM đã được HCERES của Pháp kết luận đạt chuẩn kiểm định trường ĐH với hiệu lực 5 năm.

Có thể nói, việc 4 trường ĐH tại Việt Nam được HCERES công nhận đạt chuẩn kiểm định là tin vui đối với giáo dục Việt Nam, bởi tiêu chuẩn mà HCERES đặt ra cực kỳ khắt khe đối với các cơ sở giáo dục.

truong dai hoc nao cua viet nam dat chuan quoc te
ĐH Bách khoa Hà Nội

HCERES là tổ chức được thành lập năm 2013, có nhiệm vụ đánh giá và kiểm định chất lượng các cơ sở đào tạo ĐH, các tổ chức nghiên cứu và các chương trình đào tạo. Hàng năm HCERES đánh giá và kiểm định 50 cơ sở đào tạo, tổ chức nghiên cứu; 630 đơn vị nghiên cứu; 600 chương trình đào tạo đại học; 300 chương trình đào tạo thạc sĩ và 70 chương trình đào tạo tiến sĩ.

Để HCERES đánh giá, các tổ chức giáo dục ĐH cần phải có công văn đề nghị chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau đó, đoàn chuyên gia HCERES sẽ sang đánh giá sơ bộ và thực hiện kiểm định chi tiết chất lượng các chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục.

Chuẩn AUN

Ngày 20/11/2017, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) chính thức được công nhận đạt chuẩn chất lượng AUN-QA (ASEAN University Network - Quality Assurance) do Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network, viết tắt là AUN) công nhận.

AUN đánh giá dựa trên 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí như: chuẩn đầu ra, khung chương trình, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo chất lượng, kết nối giữa nhà trường, sinh viên, và doanh nghiệp...

truong dai hoc nao cua viet nam dat chuan quoc te
ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội)

Theo thống kê, đến nay tại Việt Nam chỉ có khoảng 8 trường ĐH có chương trình được đánh giá chuẩn AUN. Trong đó, khối các trường ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh có 34 chương trình, ĐH Quốc gia Hà Nội có 18 chương trình; ĐH Cần Thơ có 3 chương trình; ĐH Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh có 4 chương trình...

Có thể nói, kiểm định chất lượng là một công cụ hiệu quả giúp các trường đại học kiểm soát và đảm bảo chất lượng đào tạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là những kiểm định được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế.

Việc các trường ĐH tại Việt Nam được nhiều tổ chức giáo dục, bảng xếp hạng giáo dục thế giới đánh giá cao là tin vui đối với nên giáo dục nước nhà. Điều này cho thấy chất lượng đào tạo, số lượng đề tài nghiên cứu khoa học cùng hoạt động hợp tác quốc tế của nhiều trường ĐH đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần nâng cao vị thế của các cơ sở ĐH Việt Nam trên bản đồ giáo dục thế giới.

Nhã Anh (tổng hợp)