Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Trung Quốc và Argentina muốn thành công trong lĩnh vực đá phiến

11:01 | 11/11/2021

971 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Viện phát triển các công nghệ tổ hợp nhiên liệu - năng lượng (Nga) mới đây đã có bài viết phân tích việc Trung Quốc và Argentina đang đẩy mạnh phát triển nguồn tài nguyên dầu khí đá phiến với tham vọng lặp lại cuộc cách mạng đá phiến, đã từng thành công tại Mỹ.

Trong tháng 5/2020, Chính phủ Argentina đã quy định giá dầu ở lưu vực khai thác dầu đá phiến Vaca Muerta tại miền bắc nước này ở mức 45 USD/thùng. Tại thời điểm đó, giá dầu Brent đã sụt giảm xuống còn khoảng 35 USD/thùng, tức Chính phủ nước này đã phải trả thêm 10 USD/thùng cho các nhà sản xuất dầu khí tại Vaca Muerta. Bằng cách này, chính quyền Argentina đã giải cứu ngành dầu khí của mình khỏi sự sụp đổ khi giá dầu phục hồi mạnh. Trái ngược với Argentina, chính quyền Mỹ đã không làm như vậy. Kết quả là sản lượng dầu thô tại Mỹ đã giảm hơn 20% trong năm 2020. Còn phía Argentina, chính quyền nước này không chỉ hỗ trợ ngành dầu khí của mình mà còn đạt những kết quả khả quan trong phát triển mỏ, hưởng lợi từ giá dầu cao hiện nay.

Trung Quốc và Argentina muốn thành công trong lĩnh vực đá phiến
Đá phiến hình thành ở Bể Vaca Muerta.

Theo báo cáo tăng trưởng sản xuất dầu thô và khí đốt tại lưu vực Vaca Muerta trong tháng 9/2021 của Rystad Energy, hãng ghi nhận 73 giếng khoan ngang đã được xây dựng trong quý III/2021, phá kỷ lục số lượng giếng khoan được xây dựng theo quý là 59 giếng khoan ngang (đạt được vào quý IV/2018). Sản lượng dầu trong toàn lưu vực lần đầu tiên tăng lên 160.000 thùng/ngày và Rystad dự báo, con số này sẽ tăng lên gần 200.000 thùng/ngày vào cuối năm nay.

Trong lịch sử, sản lượng dầu của Argentina đã đạt đỉnh 850.000 thùng/ngày vào cuối thế kỷ XX và liên tục suy giảm kể từ đó. Việc phát triển dầu đá phiến tại lưu vực Vaca Muerta sẽ giúp nước này nâng sản lượng hàng tháng của mình lên mức 560.000 thùng/ngày (mức đã đạt được vào tháng 10/2012).

Tăng trưởng sản lượng khí đốt thiên nhiên tại Vaca Muerta thậm chí còn ấn tượng hơn khi sản lượng tại đây đã tăng lên mức kỷ lục 45 triệu m3/ngày trong tháng 8 vừa qua. Con số này tăng mạnh so với mức 25-26 triệu m3/ngày trong giai đoạn từ tháng 11/2020 đến tháng 4/2021.

Chính phủ Argentina hiện đang đàm phán xuất khẩu khí đốt thiên nhiên từ Vaca Muerta sang Brazil. Theo đó, nước này đề xuất xây dựng một đường ống dài 1.430 km từ Vaca Muerta tới biên giới với Brazil và thêm 600 km từ đó đến thành phố Porto Alegre, trung tâm phân phối khí đốt ở miền nam Brazil. Tổng chi phí cho xây dựng đường ống ở phía Argentina là 3,7 tỷ USD, còn ở phía Brazil là 1,2 tỷ USD.

Trong giai đoạn 2015 - 2017, năng suất cao tại các giếng dầu ở Argentina phải bù đắp cho chi phí khoan và hoàn thiện giếng thì đến giai đoạn 2018 - 2020, chi phí cho một giếng tiêu chuẩn ở Vaca Muerta đã giảm xuống tương đương với một giếng ở lưu vực Permian, Texas, Mỹ.

Rystad Energy đánh giá cao tiềm năng sản xuất dầu khí của lưu vực Vaca Muerta. Việc phát triển các mỏ dầu trong lưu vực đảm bảo tốc độ khai thác dầu khí tại mỗi giếng cao hơn nhiều so với mức trung bình tại mỏ Delaware, lưu vực Permian (nơi có điều địa kiện địa chất tương tự như tại Vaca Muerta).

Bên cạnh Argentina, lĩnh vực dầu đá phiến cũng được kỳ vọng ở Trung Quốc. Trong tháng 8 vừa qua, Tập đoàn dầu khí PetroChina đã thông báo phát hiện ra trữ lượng đáng kể dầu đá phiến đáng kể tại mỏ dầu lớn nhất nước này Daqing-Gulun ở khu vực Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang. Theo đó, trữ lượng dự trữ dầu đá phiến tính toán tại đây là trên 1,268 tỷ tấn. Các giếng thăm dò của PetroChina cho kết quả gọi dòng đạt ổn định 30 m3 dầu/ngày. Mỏ dầu khí Daqing được phát hiện vào năm 1959 và trở thành mỏ lớn nhất Trung Quốc với trữ lượng dự trữ ước tính hơn 5,7 tỷ tấn dầu và 1000 tỷ m3 khí đốt thiên nhiên.

Vào đầu tháng 11 này, một đơn vị thành viên của tập đoàn dầu khí Sinopec đã công bố phát hiện trữ lượng dự trữ 3,34 tỷ thùng dầu đá phiến tại mỏ Shengli, tỉnh Sơn Đông. Đây là một trong những mỏ dầu và khí đốt lớn nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, Sinopec đang tiếp tục thăm dò lòng chảo Ziyang ở mỏ này để tìm kiếm những nguồn tài nguyên độc đáo khác để hỗ trợ gia tăng sản xuất dầu. Phía Sinopec đã đạt sản lượng dầu đá phiến 171 tấn/ngày. Tuy nhiên, trữ lượng dầu đá phiến nằm ở độ sâu hơn 3.000 m khiến dầu khai thác dễ bị đông đặc khi lên tới miệng giếng. Theo tính toán sơ bộ, nguồn dầu đá phiến ở lòng chảo Ziyang có thể lên tới 4 tỷ tấn.

Theo Wood Mackenzie, các vấn đề trong khai thác dầu khí đá phiến tại Trung Quốc có liên quan đến cấu tạo địa chất phức tạp. Phần lớn trữ lượng khí đá phiến hiện nay của Trung Quốc đến từ những mỏ đá phiến trung bình ở lưu vực Tứ Xuyên, nơi có độ sâu từ 2000 - 3.500 m. Các công ty dầu khí lớn nhất Trung Quốc hiện đang nghiên cứu các giếng có độ sâu hơn 3.500 m và thậm chí lớn hơn 4.500 m. Độ sâu này là gấp đôi với với hầu hết các giếng đá phiến tại các mỏ khí đá phiến ở lưu vực Marcellus tại Mỹ.

Việc tập trung sản xuất các nguồn dầu khí đá phiến xuất phát từ sự thiếu hụt hay gia tăng chậm nguồn tài nguyên truyền thống (tức số lượng phát hiện dầu khí mới thấp) khiến việc khai thác dầu khí từ các mỏ có độ thấm thấp sẽ có lợi. Cho đến nay, chỉ có các nhà sản xuất dầu khí đá phiến Mỹ đạt được thành công đáng kể trong lĩnh vực này. Họ đã sản xuất khoảng 50% tổng lượng dầu khai thác tại Mỹ. Chứng kiến cuộc cách mạng đá phiến tại Mỹ, nhiều quốc gia đã kỳ vọng vào lĩnh vực này. Trên đây là bảng sản lượng dầu có thể thu hồi về mặt kỹ thuật trong đá trầm tích có độ thấm thấp theo quốc gia (theo ước tính của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ - EIA).

Có thể thấy rằng, Nga đang dẫn đầu về sản lượng dầu đá phiến có thể thu hồi về mặt kỹ thuật là 75 tỷ thùng. Tại Nga, các triển vọng chính liên quan đến trữ lượng dầu khí đá phiến nằm ở hệ tầng Bazhenov. Một số hệ tầng chứa dầu khí đá phiến khác cũng đã được phát hiện ở Đông Siberia, Viễn Đông, khu vực Tây Bắc và ven biển Caspian, LB Nga.

Tiến Thắng